Trí nhớ ngắn hạn là một yếu tố dự báo về sự thành công trong học tập tốt hơn IQ

tri-nho-ngan-han-la-mot-yeu-to-du-bao-ve-su-thanh-cong-trong-hoc-tap-tot-hon-iq

bài viết này cho thấy sự dựa cậy truyền thống vào chỉ số IQ như một chuẩn mực về thành công trong học tập có thể là sai lầm. Thay vào đó, nhà trường nên tập trung vào việc đánh giá trí nhớ ngắn hạn ...

Trí nhớ ngắn hạn (hay còn gọi là trí nhớ làm việc – working memory) là khả năng lưu giữ thông tin trong đầu bạn và thao tác nó trong óc. Bạn sử dụng không gian làm việc tinh thần này khi cộng 2 con số do một ai đó đọc cho bạn mà không cần dùng bút và giấy hoặc máy tính. Trẻ em cần loại trí nhớ này thường xuyên cho nhiều nhiệm vụ khác nhau như tuân theo những chỉ dẫn của giáo viên hoặc nhớ những câu mà chúng được yêu cầu viết ra giấy.

Mục tiêu chính của bài này là nghiên cứu sức mạnh của trí nhớ ngắn hạn và IQ trong học tập ở trẻ em đang phát triển qua một khoảng thời gian dài 6 năm. Vấn đề này là quan trọng vì phân biệt được giữa những kỹ năng nhận thức làm nền tảng cho sự thành công trong học tập là quan trọng để sàng lọc sớm và ngăn ngừa.

Trong nghiên cứu này, những học sinh phát triển bình thường được kiểm tra chỉ số IQ và trí nhớ ngắn hạn của chúng lúc 5 tuổi và kiểm tra lại lần nữa khi chúng được 11 tuổi. Chúng cũng được kiểm tra về kiến thức học thuật trong đọc hiểu, đánh vần và làm toán.

Các phát hiện tiết lộ rằng sự thành công trong mọi lĩnh vực học tập của một đứa trẻ phụ thuộc vào trí nhớ ngắn hạn của trẻ tốt như thế nào, bất kể chỉ số IQ của chúng. Trí nhớ ngắn hạn lúc bắt đầu việc học chính thức là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự thành công trong học tập về sau hơn chỉ số IQ ở những năm đầu đời.

Phát hiện này là quan trọng vì nó nêu ra những mối quan tâm rằng trí thông minh nói chung, vẫn được xem như một yếu tố dự báo chính của sự thành công trong học tập, là không đáng tin. Một người có thể có chỉ số IQ trung bình nhưng lại học kém.

Một số nhà tâm lý cho rằng mối quan hệ giữa IQ và việc học là lớn nhất khi con người đang học thông tin mới hơn là ở những giai đoạn về sau khi người ta cho rằng những thành tựu đạt được là kết quả của việc luyện tập.

Nhưng các phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy khả năng về trí nhớ ngắn hạn dự báo về những kỹ năng trong đọc hiểu, đánh vần và làm toán cho rằng một số kỹ năng thuộc nhận thức góp phần vào việc học vượt qua những nỗ lực luyện tập.

Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, trái ngược với chỉ số IQ, trí nhớ ngắn hạn không có liên quan đến trình độ giáo dục của bố mẹ hoặc nền tảng kinh tế-xã hội. Điều này có nghĩa là tất cả trẻ em, bất kể ảnh hưởng thuộc môi trường hoặc hoàn cảnh gia đình, có thể có những cơ hội như nhau để đạt được tiềm năng nếu người ta đánh giá và nêu ra vấn đề thuộc trí nhớ ngắn hạn khi cần thiết.

Trí nhớ ngắn hạn là một cấu trúc tương đối ổn định, có những ngụ ý quan trọng cho sự thành công trong học tập. Trong khi trí nhớ ngắn hạn gia tăng theo tuổi tác thì khả năng tương đối của nó vẫn giữ nguyên. Điều này có nghĩa là một đứa trẻ thuộc 10% top dưới so với bạn bè cùng lứa tuổi của nó thì có khả năng vẫn giữ nguyên ở cấp độ này trong suốt sự nghiệp học hành của chúng.

Tóm lại, bài viết này cho thấy sự dựa cậy truyền thống vào chỉ số IQ như một chuẩn mực về thành công trong học tập có thể là sai lầm. Thay vào đó, nhà trường nên tập trung vào việc đánh giá trí nhớ ngắn hạn, vì nó là yếu tố dự báo tốt nhất về những kỹ năng đọc hiểu, đánh vần và làm toán cho 6 năm sau. Hiện nay, trí nhớ ngắn hạn kém hiếm khi được các giáo viên nhận ra. Họ thường miêu tả những trẻ gặp vấn đề này là thiếu chú ý hoặc có trí thông minh kém hơn. Tuy nhiên, có những bài test được chuẩn hóa phù hợp cho các nhà giáo dục sử dụng để sàng lọc những học sinh gặp các vấn đề liên quan đến trí nhớ ngắn hạn. Ví dụ, Automated Working Memory Assessment (được xuất bản bởi Psychological Corporation) cho phép các giáo viên sàng lọc những học sinh có vấn đề về trí nhớ ngắn hạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Và sự can thiệp sớm về trí nhớ ngắn hạn có thể làm giảm số lượng những học sinh gặp thất bại trong học tập.

Tài liệu tham khảo

Alloway, T.P. & Alloway, R. G. (2010). Investigating the predictive roles of working memory and IQ in academic attainment. Journal of Experimental Child Psychology, 106, 20-29.

Nguồn

https://www.psychologytoday.com/intl/blog/keep-it-in-mind/201012/working-memory-is-better-predictor-academic-success-iq

menu
menu