Vết Thương Cảm Xúc Nào Đang Ảnh Hưởng Cuộc Sống Của Bạn?

vet-thuong-cam-xuc-nao-dang-anh-huong-cuoc-song-cua-ban

Một cách để đánh giá mức độ tổn thương về mặt cảm xúc của ta là xác định một số đặc điểm của sức khỏe cảm xúc và tưởng tượng cách ta hành động theo các đặc điểm này.

Một cách để đánh giá mức độ tổn thương về mặt cảm xúc của ta là xác định một số đặc điểm của sức khỏe cảm xúc và tưởng tượng cách ta hành động theo các đặc điểm này. Có ít nhất 4 yếu tố chính mà ta có thể xem xét.

1. Yêu thương bản thân

Yếu tố này quyết định

(1) khả năng ta kết thân và luôn luôn ủng hộ chính mình;

(2) khả năng ta gặp một người lạ có những thứ mà ta không có và cảm thấy thương hại bản thân;

(3) khả năng ta tin vào con người mình và những gì mình có.

Khi người khác làm ta nản lòng hoặc sỉ nhục ta, ta có thể bỏ qua hành vi đó, nhận thấy ác ý vô nghĩa ẩn sau sự công kích của họ không? Hay ta sẽ cảm thấy lo sợ, suy sụp và hoàn toàn công nhận lời nói của kẻ thù? Ta có thể bù đắp sự phản đối hoặc thờ ơ của xã hội bằng ký ức về sự quan tâm trong thời gian dài của những người quan trọng với ta trong quá khứ không? Trong các mối quan hệ, ta có yêu thương bản thân đủ nhiều để rời bỏ một tập thể chỉ ngược đãi ta không? Hay ta sẽ coi thường bản thân đến mức hoàn toàn tin rằng ta đáng bị tổn thương? Mặt khác, ta có thể chân thành xin lỗi người mình yêu đến mức nào? Ta cần tin là mình đúng đến mức nào? Ta có dám nhận lỗi hoặc thừa nhận mặc cảm tội lỗi hay sai lầm của mình dù điều đó khiến ta thấy mình thật vô dụng không?

Trong phòng ngủ, khao khát của ta đơn thuần và tự nhiên hay kinh tởm và đầy tội lỗi đến mức nào? Các khao khát này có thể hơi kỳ lạ nhưng ta không quan tâm nó đen tối hay tồi tệ vì nó hình thành từ con người ta, và ta không phải là … kẻ thất bại không?

Ở công sở, ta có cảm nhận được giá trị của mình một cách hợp lý và chắc chắn – và từ đó cảm thấy mình có thể yêu cầu (và kỳ vọng) phần thưởng mà mình xứng đáng không? Ta có thể cưỡng lại nhu cầu làm hài lòng người khác một cách tùy tiện không? Ta có hiểu rõ rằng đôi khi mình cũng có quyền từ chối không?

2. Sự thẳng thắn

Yếu tố này quyết định mức độ ta có thể chấp nhận ý kiến khó giải quyết và sự thật rắc rối, nghiêm túc khám phá và chấp nhận mà không chối bỏ nó. Ta có thể thừa nhận con người mình nhiều đến mức nào – dù chuyện đó không vui vẻ gì mấy? Ta cần giữ vững lập trường và sự tỉnh táo đến mức nào? Ta có thể khám phá tâm trí mình và nhìn nhận những góc tối và rắc rối hơn của nó mà không quá nao núng không? Ta có thể thừa nhận những hành động dại dột, đố kỵ, đau buồn và hoang mang của mình không?

Khi ở cạnh người khác, ta sẵn sàng học hỏi từ họ đến mức nào? Ta có cần phải luôn xem lời phê bình về một phần con người ta là sự công kích về mọi mặt của ta không? Ta sẵn sàng lắng nghe người khác đến mức nào khi các bài học quý giá đều là những kinh nghiệm đau thương?

3. Giao tiếp

Ta có thể hiện nỗi thất vọng một cách hợp lý và kiên nhẫn để người khác phần nào hiểu được ý của ta không? Ta sẽ tiếp nhận và bộc lộ nỗi đau một cách trừu tượng hay thể hiện nỗi đau bằng cơn giận dữ đầy tai hại? khi người khác làm ta buồn, ta có cảm thấy mình có quyền lên tiếng không? Hay ta phải đóng sầm cửa và hờn dỗi? Khi đối phương không phản ứng như ta mong muốn, ta có yêu cầu họ phải đoán ra điều làm ta sợ đến mức không thể nói thành lời không? Ta có thể dành thời gian suy nghĩ nghiêm túc về việc người khác không hề cố ý hiểu lầm ta không? Ta có đủ bản lĩnh để thuyết phục họ thay vì ngoan cố giữ lấy ý kiến của mình không?

4. Lòng tin

Thế giới nguy hiểm đến mức nào? Ta sẵn sàng để vượt qua thử thách, thuyết trình, từ chối tình cảm, rắc rối tài chính, chuyến du lịch nước ngoài, hoặc một cơn cảm lạnh đến mức nào? Ta ở gần một thảm họa đến mức nào? Ta được tạo thành từ gì? Những người mà ta mới quen sẽ thích ta hay làm tổn thương ta? Nếu ta thể hiện sự quả quyết, họ có chấp nhận điều ta nói hay sẽ trở nên suy sụp? Những tình huống mới lạ cuối cùng có trở thành thảm họa không?

Trong tình yêu, ta cần “đeo dính” người yêu đến mức nào? Nếu họ xa ta một thời gian, họ có quay lại không? Ta cần kiểm soát họ đến mức nào? Ta có thể tiếp cận một người lạ có diện mạo thú vị không? Ta có thể quên đi người không phù hợp với ta không? Nhìn chung, ta có cảm thấy thế giới này đủ rộng lớn, an toàn và hợp lý cho mọi người đều có cơ hội như nhau để hạnh phúc không? Hay ta phải chịu đựng trong oán giận những sự giả dối và hiểu lầm?

Đó không phải là lỗi của ta, hay theo ý nghĩa nào đó, nó không phải lỗi của ai cả. Nhiều câu hỏi trong số này rất khó để ta trả lời một cách quả quyết. nhưng bằng cách trả lời nó, ít nhất thì ta sẽ bắt đầu hiểu được tổn thương tinh thần của ta có “hình dạng” gì và loại “băng y tế” nào phù hợp nhất cho vết thương đó.

 

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/how-emotionally-healthy-are-you/

Nguồn dịch: https://www.ubrand.global/courses/vet-thuong-cam-xuc-nao-dang-anh-huong-cuoc-song-cua-ban-ae62e30b-81a2-4e5d-8b01-d82868085a58

menu
menu