Xấu hổ và tội lỗi: cảm giác nào đeo bám chúng ta hơn?

xau-ho-va-toi-loi-cam-giac-nao-deo-bam-chung-ta-hon

Cảm giác tội lỗi liên quan đến hành động cụ thể của bạn, trong khi sự xấu hổ lại liên quan đến toàn bộ con người bạn.

Cảm giác tội lỗi liên quan đến hành động cụ thể của bạn, trong khi sự xấu hổ lại liên quan đến toàn bộ con người bạn. Thông thường, bạn có thể gọi tên những gì bạn đã làm hoặc chưa làm khiến bạn thấy tội lỗi. Xấu hổ thì không hẳn như vậy. Bạn cảm thấy xấu hổ, nhưng không dễ dàng diễn đạt thành lời những gì thực sự khiến bạn xấu hổ, mà chỉ có thể mơ hồ nhận ra điều gì đó không ổn đang xảy ra với mình, đồng thời cũng sợ bị phơi bày hoặc bị xa lánh.

Cảm giác tội lỗi và xấu hổ đều gắn liền với một hành động. Giả sử bạn đã mất bình tĩnh với người thân yêu của mình. Cảm giác tội lỗi sinh ra từ việc la mắng họ, bạn ước giá như mình không làm thế. Còn sự xấu hổ dâng lên khi bạn nhìn thấy bản thân trong những việc mình đã làm.

Bạn có thể cảm thấy bớt tội lỗi hơn bằng cách xin lỗi và đề nghị làm lành với người thân yêu của mình, chẳng hạn như tặng hoa hoặc đưa họ đi ăn tối. Tuy nhiên, sự xấu hổ lại khác, nó dễ dàng đeo bám bạn dưới hình thức nghi ngờ bản thân cũng như giá trị của bạn với tư cách là một con người.

Cảm giác tội lỗi và xấu hổ thường đan xen với nhau. Phân biệt được hai cảm xúc sẽ rất có lợi với bạn. Cảm giác tội lỗi dễ chịu đựng hơn; nó không ảnh hưởng nhiều đến con người bạn, và bạn thường có thể hành động để giải quyết cảm giác tội lỗi.

So với tội lỗi, cảm giác xấu hổ nặng nề và đeo bám chúng ta lâu hơn nhiều. Nếu trộn lẫn hai cảm giác này với nhau, bạn sẽ cảm thấy mình là một kẻ thất bại, mặc dù sự thật là bạn chỉ đang phạm sai lầm. Đối mặt với vấn đề này, bạn có thể thực hành tách biệt cảm giác tội lỗi khỏi sự xấu hổ bằng cách nói với bản thân như sau:

- Tôi vẫn luôn là một người tốt dù rằng đôi khi tôi có thể làm gì đó sai trái.

- Tôi vẫn luôn là một người tốt dù rằng đôi khi tôi có thể có những cảm xúc tệ hại.

- Tôi vẫn luôn là một người tốt dù rằng đôi khi tôi có thể phạm phải lỗi lầm.

Đôi khi sự xấu hổ sẽ tự nhiên biến mất khi bạn tách bạch được sự xấu hổ và cảm giác tội lỗi. Cảm giác tội lỗi sẽ biến mất khi bạn nhận ra và xin lỗi hoặc làm gì đó để sửa sai.

Tìm hiểu thêm về khía cạnh tâm lý học của nỗi xấu hổ qua cuốn sách: “Ngại gì xấu hổ: Thấu hiểu sự xấu hổ và tìm lại tự do trong bạn

Khi xét đến những nguyên nhân gây ra các vấn đề của bản thân, có lẽ bạn sẽ ít nghĩ tới sự xấu hổ đầu tiên. Sự xấu hổ thường bị che khuất và rất hiếm khi chúng ta nói về nó. Sự xấu hổ thường bị ẩn giấu sau những vấn đề khác, chẳng hạn như sự dồn nén bản thân quá mức, sự tự ti, kiệt sức trong các tình huống xã hội và những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ gần gũi. Nó cũng có thể là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến việc bị lạm dụng hoặc trở thành nguồn cơn của sự tức giận.

Cuốn sách Ngại gì xấu hổ: Thấu hiểu sự xấu hổ và tìm lại tự do trong bạn được viết bằng những ngôn từ rõ ràng, thẳng thắn nhằm chỉ ra sự xấu hổ phát sinh như thế nào; làm sao một số người lại cảm thấy xấu hổ hơn nhiều so với bất kì lý do thực tế nào mà họ có thể đưa ra; làm sao để bạn hiểu được liệu sự xấu hổ có phải là nguyên nhân đằng sau một số vấn đề của bản thân hay không; cách bạn có thể đi qua nỗi xấu hổ của mình và đạt được tự do nội tâm sâu sắc hơn.

Cuốn sách này sẽ phù hợp với những ai quan tâm đến tâm lý học hoặc phát triển bản thân. Và là cuốn sách đặc biệt hữu ích cho những ai có xu hướng cảm thấy điều gì đó không ổn đang diễn ra bên trong họ.

Mời bạn đặt sách tại:

https://s.shopee.vn/1LMLtN7gau

menu
menu