[Zhihu] gặp gỡ một người có thật là số mệnh sắp đặt không?
Thứ mà chúng ta hay gọi là “số mệnh sắp đặt” hay là “đúng người”, không phải là đợi sẽ đến, cũng không phải vừa gặp đã xác định được ngay “chính là anh/cô ấy”; mà là thông qua phép trừ trong mối quan hệ giữa hai bên, ...
Tác giả: KnowYourSelf
Người dịch: | LinG
——————————————
Thực ra, thứ mà chúng ta hay gọi là “số mệnh sắp đặt” hay là “đúng người”, không phải là đợi sẽ đến, cũng không phải vừa gặp đã xác định được ngay “chính là anh/cô ấy”; mà là thông qua phép trừ trong mối quan hệ giữa hai bên, có tư duy phát triển mối quan hệ thành hình dạng phù hợp với nhau. Quan niệm yêu đương đối ngược với hình thức phát triển là hình thức định mệnh.
01 KHI CHƯA BƯỚC VÀO MỐI QUAN HỆ
HÌNH THỨC ĐỊNH MỆNH:
Họ sẽ có những tưởng tượng hoặc yêu cầu cụ thể đối với tình yêu và đối tượng để yêu. Có xu hướng tin vào tình yêu sét đánh, quan tâm nhiều đến ấn tượng ban đầu và cho rằng trong một mối quan hệ chỉ có hai tình huống “định mệnh sắp đặt” và “không hợp nhau”.
Họ dễ rơi vào tình yêu với người khác trong thời gian ngắn, nhưng họ cũng không có nhiều mối tình (hoặc thời gian luôn rất ngắn), nhiều người trong số họ thuộc diện “độc thân dài hạn”.
Họ luôn vì một điểm nào đó của đối phương mà thỏa mãn tưởng tượng về sự “đúng người”, cho rằng đối phương là người đó, sau đó nhanh chóng bước vào mối quan hệ, để rồi nhận ra người ấy chẳng giống những gì mình mong muốn. Người để ý đến định mệnh thường cố chấp chờ đợi “đúng người” xuất hiện.
HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN:
Họ không có nhiều yêu cầu cụ thể đối với mối quan hệ hay đối phương. Mặc dù họ cũng có những tưởng tượng của riêng mình, nhưng những tưởng tượng này không ảnh hưởng đến hành động thực tế của họ.
Họ tin rằng các mối quan hệ có thể được vun đắp, và họ sẵn sàng bắt đầu một mối quan hệ với tâm lý “thử cho nhau một cơ hội xem sao”. Họ tin rằng ở cạnh nhau lâu sẽ nảy sinh tình cảm, cũng dễ dàng chấp nhận tình huống từ bạn bè trở thành người yêu.
02 Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA MỐI QUAN HỆ
HÌNH THỨC ĐỊNH MỆNH:
Họ sẽ rất chú ý đến một số tín hiệu và chi tiết nhỏ, và tin chắc rằng họ có thể sử dụng những chi tiết này để suy đoán hành vi trong tương lai của đối phương cũng như dự đoán tương lai của mối quan hệ này.
Ví dụ, “một người khi vừa mới bắt đầu đã không trả lời tin nhắn của tôi một cách nhanh chóng, chắc chắn sau này đến tin nhắn của tôi cũng sẽ không thèm trả lời”, “không xóa kết bạn với người yêu cũ, chắc chắn là tra nam”.
Họ luôn đánh giá, kiểm tra đối phương để biết nửa kia liệu có phải “đúng người”.
HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN:
Họ dễ dàng chấp nhận điểm mạnh và điểm yếu của đối phương, thời gian đầu khi mới tiếp xúc và cọ xát, họ thường nghĩ “anh/cô ấy là người thế nào?”, ôm tâm lý bắt đầu tìm hiểu một người mới, phát hiện điểm đặc biệt của đối phương, mà không quá để tâm đến “anh/cô ấy nên là người thế nào?”
03 TRONG MỐI QUAN HỆ
HÌNH THỨC ĐỊNH MỆNH:
Khi mối quan hệ đã ổn định và về cơ bản họ đã chắc chắn đối phương là “người ấy”, họ dễ phản ứng thái quá khi gặp mâu thuẫn, khó chấp nhận sao “đúng người” lại như thế này?
Bởi vì một số chuyện rất nhỏ mà muốn chia tay hoặc từ bỏ mối quan hệ, bởi vì người ấy có thể không phải “đúng người”. Họ dễ rơi vào tình huống tùy tiện đưa ra kết luận về đối phương hoặc mối quan hệ này.
HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN:
Họ thường chủ động trong các mối quan hệ. Họ sẽ chủ động phát hiện ra những vấn đề trong mối quan hệ và sẵn sàng cùng đối phương giải quyết vấn đề.
Họ không xem nhẹ quyết định kết thúc một mối quan hệ, hoặc vội vàng kết luận về một người, hoặc bác bỏ toàn bộ mối quan hệ. Theo quan điểm của họ, xung đột là bình thường và có thể giải quyết được.
TÌNH YÊU CỦA HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN LÀ PHÉP CỘNG, TÌNH YÊU CỦA HÌNH THỨC ĐỊNH MỆNH LÀ PHÉP TRỪ
Hai kiểu người này cũng rất khác nhau khi đối mặt với lý tưởng và thực tế trong tình yêu.
Một nghiên cứu đã phát hiện, sự khác nhau trong niềm tin về tình yêu của mỗi người quyết định khoảng cách giữa thực tế và lí tưởng có ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ và mức độ hài lòng của một nửa còn lại không. Knee, Nanyakkara, Vietor, Neighbors & Patrick, 2015)
Những người tin vào định mệnh thường không thể phân biệt giữa lí tưởng và hiện thực của tình yêu, trong khi những người tin rằng tình cảm có thể bồi đắp thường phân biệt rõ hai yếu tố trên.
Vì vậy, khi những người theo thuyết định mệnh nhận thấy người yêu của mình khác xa với lý tưởng của mình, họ sẽ vô cùng thất vọng vì sự khác biệt này. Chênh lệch này sẽ thực sự ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ đối với mối quan hệ.
Những người theo định hướng phát triển sẽ giải thích khoảng cách này như một tín hiệu cho thấy họ đang bắt đầu hiểu sâu sắc đối phương và nghĩ rằng khoảng cách đó là do mình đang tìm hiểu con người thật của họ.
Họ cũng sẽ có những thất vọng nhất thời, nhưng họ chấp nhận sự khác biệt này, cũng không vì vậy mà trừ điểm đối phương hoặc mối quan hệ đó, họ sẽ còn cộng thêm điểm khi nhìn thấy sự thay đổi và trưởng thành của bạn đời trong tương lai.
Thậm chí có những người theo hình thức phát triển có thể phân tách rõ ràng hiện thực và lí tưởng.
Ví dụ, một người hiểu rõ bản thân mình thích người có ngoại hình, nhưng bạn đời của mình nhìn rất bình thường, nhưng họ vẫn có thể thản nhiên chấp nhận: mình thích người có ngoại hình xuất chúng, bạn đời của mình không như vậy, nhưng nó không phải yếu tố cản trở mình thích đối phương.
Còn những người theo đuổi định mệnh, bởi vì không thể giải quyết được khoảng cách giữa lý tưởng và hiện thực, hơn nữa “lý tưởng” của họ dành cho nửa kia lại càng viển vông nên ban đầu họ đặt nhiều kỳ vọng, sau khi ở trong mối quan hệ họ sẽ không ngừng “trừ điểm” đối phương.
Nếu quá tôn sùng yếu tố định mệnh trong tình yêu, khả năng cao sẽ không được như những gì mình mong muốn.
Tại sao?
Trước hết, kiểu người theo thuyết định mệnh tin rằng sự đầu tư, cam kết và tình yêu dành cho nửa kia trong mối quan hệ nên được đổ đầy ngay từ đầu.
“Định mệnh” trong mắt họ giống như một ánh chớp, là nhất kiến chung tình, là “ánh mắt đầu tiên khi nhìn họ, trong tim đã cùng họ đi trọn hết một đời”
Nhưng như đã đề cập trước đó, họ luôn đánh giá và xem xét đối phương — ngay cả khi họ không thể đầu tư và cam kết với bạn đời như cách họ yêu cầu với bạn đời của mình.
Tiếp đó, nhận thức về tình yêu của kiểu người theo thuyết định mệnh là không thực tế.
Không có "đúng người" hoàn toàn phù hợp với bạn. và bản thân sự phù hợp hay không phù hợp là một trạng thái linh hoạt, khi các cá nhân phát triển và môi trường thay đổi, giá trị quan, tính cách hay mọi mặt đều có thể thay đổi.
Một người hợp hoàn hảo từ đầu đến cuối chỉ có thể tồn tại trong trí tưởng tượng.
NGƯỜI NHƯ NÀO SẼ TIN VÀO HÌNH THỨC PHÁT TRIỂN? NGƯỜI NHƯ NÀO SẼ TIN VÀO HÌNH THỨC ĐỊNH MỆNH?
01 Người tin vào hình thức phát triển muốn thành công, người tin vào hình thức định mệnh sợ thất bại.
Trong mô hình động lực do Elliot và Church (1997) đề xuất, có đề cập rằng động cơ của con người trong việc lựa chọn có làm một việc gì đó không có thể chia thành hai loại: đạt được thành công và né tránh thất bại.
Nói một cách đơn giản hơn:
Có một số người muốn chiến đấu để thành công mặc dù họ biết có nguy cơ thất bại, khát khao thành công của họ vượt xa nỗi sợ hãi thất bại. Họ sẽ suy nghĩ rằng: ngay cả khi khát vọng của tôi cuối cùng không thành, tôi sẽ không hối tiếc nếu tôi thử nó.
Và còn những người khác thà không thành công còn hơn đối mặt với thất bại tiềm ẩn. Họ sẽ nghĩ: Nếu sớm muộn gì cũng bị tổn thương, tôi thà không bắt đầu còn hơn.
Sở dĩ những người theo định hướng phát triển chủ động và tích cực hơn trong tình yêu chính là vì họ mong muốn một mối quan hệ tốt đẹp, không trốn tránh việc mắc sai lầm, cũng không sợ “thử và sai”.
Ngược lại, những người theo định mệnh thường thụ động và bảo thủ hơn, họ có nhiều lo lắng và luôn lo lắng rằng đối phương là người sai nên khi gặp khó khăn, mâu thuẫn, họ chỉ muốn thoát ra cho sớm.
02 Sự khác biệt giữa chủ nghĩa định mệnh và chủ nghĩa phát triển cũng được phản ánh trong đặc điểm tính cách
Trong mô hình tính cách Big Five, những người theo thuyết định mệnh không cởi mở và nhạy cảm; trong khi những người thuộc thuyết phát triển thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn (Knee, 1998).
Sự khác biệt này cũng trùng khớp với cuộc thảo luận trước đây của chúng ta - những người theo thuyết định mệnh thường dè dặt và nhạy cảm hơn, trong khi những người theo định hướng phát triển sẵn sàng chịu trách nhiệm hơn và giỏi hòa đồng với người khác.
03 Hình thức phát triển phần lớn thuộc kiểu gắn bó an toàn (Secure attachment)
Nghiên cứu của Rusbult, Zembrodt và Gunn (1982) thể hiện, niềm tin của mọi người về tình yêu cũng có một mối quan hệ nhất định với phong cách gắn bó.
Họ tin rằng những người coi trọng việc tiếp xúc và cọ xát có nhiều khả năng thuộc type gắn bó an toàn,
Điều này chủ yếu là do type người an toàn có thể tin tưởng và dựa vào đối phương trong mối quan hệ, vì vậy họ sẵn sàng hợp tác với nhau hơn và tin rằng hai người có thể cố gắng cùng nhau để làm cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
CÔNG THỨC HẠNH PHÚC TỐT NHẤT:
Một chút định mệnh + sự tự tin của hình thức phát triển
Hình thức định mệnh và hình thức phát triển dường như là hai khái niệm đối lập, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó không loại trừ lẫn nhau.
Nói cách khác, một người có thể tin vào định mệnh, nhưng cũng tin vào sự phát triển.
Do đó, những người lập ra “lý luận thuyết ẩn biến trong mối quan hệ” lại nghiên cứu thêm phần hậu kỳ, chia hai loại quan điểm về tình yêu này thành bốn khía cạnh khác nhau.
Từ hình ở phía dưới:
Những người không quá tin vào định mệnh, thường tin vào sự phát triển, được chia vào nhóm có chiều hướng bồi dưỡng; những người không quá tin vào sự phát triển, có niềm tin mãnh liệt vào số phận trong một mối quan hệ thường có xu hướng đánh giá.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hai định hướng này là hai loại hình phát triển và định mệnh đã nhắc tới ở trên.
Những người vừa không tin vào sự phát triển, cũng không tin vào sự tồn tại của định mệnh, họ hoàn toàn thể hiện ra sự bất lực, họ cũng có khả năng là người không thể yêu.
Cuối cùng, những người vưa tin vào tình yêu định mệnh và sẵn sàng chấp nhận sự trưởng thành trong tình yêu, được gọi là định hướng tối ưu hóa.
Knee và những người khác tin rằng, mặc dù những người có khuynh hướng bồi dưỡng (kiểu phát triển) có cơ hội tìm được mối quan hệ lâu dài và ổn định cao hơn, nhưng họ có niềm tin một cách mù quáng rằng tất cả xung đột đều có thể giải quyết, đối phương có thể phát triển, điều đó có thể khiến họ rơi vào một mối quan hệ độc hại mà không thể thoát ra.
Ví dụ, họ sẽ có niềm tin vững chắc rằng người bạn đời đối xử tệ bạc với họ có thể thay đổi, hoặc sự lạc quan mù quáng về một mối quan hệ gần như không thể cứu vãn nữa.
Những người có khuynh hướng đánh giá (kiểu định mệnh) thường không thực tế, rất khó để họ có được một mối quan hệ ưng ý, và họ cũng rất dễ dàng buôn bỏ một ai đó, cũng dễ dàng thoát ra khỏi tổn thương khi một tình yêu tan vỡ. Bởi tất cả những gì họ cần làm chỉ là thuyết phục bản thân rằng người ấy không phải “đúng người”.
Chúng ta không thể đơn giản định nghĩa quan điểm tình yêu nào là “tốt” và quan điểm nào là “xấu”, chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Không cần biết là loại cực đoan gì, đều có thể ngăn cản chúng ta có được hạnh phúc.
Niềm tin lý tưởng nhất trong tình yêu là sự kết hợp của cả số phận và phát triển, tức là khu vực có định hướng tối ưu hóa trên hình.
VẬY HÌNH MẪU PHÁT TRIỂN + ĐỊNH MỆNH ĐIỂN HÌNH CÓ HÌNH THÁI NHƯ THẾ NÀO?
Trước hết, cần phải có những yêu cầu nhất định đối với nửa kia của mình.
Một người theo thuyết định mệnh có nhiều yêu cầu và ảo tượng đối với nửa kia. Trên thực tế, bản thân có yêu cầu không phải là điều xấu, thậm chí có thể nói là cần thiết.
Cần phải liệt kê ra những yêu cầu và nguyên tắc rõ ràng, ví dụ “họ không được hút thuốc”, “họ phải tốt với cha mẹ”, “họ phải tôn trọng phái nữ”, …
Nhưng cần lưu ý rằng không nên có quá nhiều những yêu cầu hay yêu cầu quá cao, không thực tế, mơ hồ. Một người muốn mọi thứ thường là người không biết mình thực sự muốn gì.
Ngoài ra, cũng cần coi trọng "cảm giác" như kiểu người theo thuyết định mệnh.
Mặc dù tình cảm có thể được vun đắp, nhưng liệu có thể có tình cảm khi đối mặt với một người không hề thích, thậm chí là ghét không? Câu trả lời có lẽ là không.
Mặc dù phản ứng hóa học thu hút lẫn nhau chưa chắc đã là true love, nhưng nếu không có cảm giác gì với nhau thì chắc chắn không tồn tại tình yêu.
Tuy nhiên, sau khi đã xác nhận một mối quan hệ, chúng ta cần vận hành nó như một mô hình tăng trưởng.
Một mối quan hệ ngày càng tốt đẹp không phải vì không có vấn đề gì. Mối quan hệ dường như không có vấn đề gì có thể là mối quan hệ dễ bị tổn thương nhất. Ngược lại, chính vì có nhiều vấn đề khác nhau, sau đó chúng ta cùng đối mặt và giải quyết những vấn đề này, có thể giúp chúng ta cùng nhau trưởng thành, cũng như hoàn thành sự phát triển của mối quan hệ.
Người bạn đời hoàn hảo là điều không thực tế, nhưng vẫn tồn tại những người bạn đời "đủ tốt". Tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy người "đủ tốt" và cùng nhau phát triển để trở thành "người phù hợp" của nhau.
Một người thử bắt đầu, hai người cùng cố gắng, chỉ cần đủ tốt hạnh phúc sẽ cách bạn không còn xa.
Nguồn dịch: https://www.facebook.com/profile.php?id=100063557467894