Cảm xúc tiêu cực là chìa khóa dẫn đến an lạc

cam-xuc-tieu-cuc-la-chia-khoa-dan-den-an-lac

Cảm thấy buồn bã, điên tiết, khó ở hay kinh khủng? Ngạc nhiên chưa: cảm xúc tiêu cực rất cần thiết cho tinh thần đó bạn!

Cảm thấy buồn bã, điên tiết, khó ở hay kinh khủng? Ngạc nhiên chưa: cảm xúc tiêu cực rất cần thiết cho tinh thần đó bạn!

 Tác giả: SÉBASTIEN THIBAULT


Một thân chủ ngồi trước mặt tôi, nhờ tôi gỡ rối cho những vấn đề anh ta gặp phải trong quan hệ xã hội. Nhà tâm lý trị liệu như tôi luôn phải cố gắng tỏ ra ấm áp, không được phán xét và phải khuyến khích thân chủ. Tôi có phần hơi do dự, nhưng sau đó, khi đang miêu tả dở dang những trải nghiệm bi kịch của mình, anh ta nói “Tôi xin lỗi vì suy nghĩ tiêu cực thế này.”

Mục đích chủ yếu của quá trình trị liệu là nhận thức và thể hiện ra hết cảm xúc trong lòng, nhưng trong trường hợp này, anh ta lại xin lỗi vì điều đó. Theo kinh nghiệm trị liệu của tôi, nhiều thân chủ gặp rắc rối với những cảm xúc buồn bã cao độ như cực kì giận dữ hoặc suy nghĩ về tự sát. Trong những năm gần đây, tôi để ý thấy số người cảm thấy tội lỗi và nhục nhã vì sự tiêu cực của mình đã tăng lên. Những phản ứng như thế ắt hẳn bắt nguồn từ quan niệm thiên vị cho suy nghĩ tích cực của con người. Đúng là suy nghĩ tích cực nên được dung dưỡng nhưng vấn đề sẽ phát sinh khi con người bắt đầu có những ý nghĩ tự mãn về bản thân.

Thật ra, giận dữ và buồn bã là phần rất quan trọng trong cuộc đời con người, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trải qua và chấp nhận những cảm xúc này là rất cần thiết cho tinh thần. Kìm nén cảm xúc không những có tác dụng ngược lại mà thậm chí còn khiến bản thân mất đi thoả mãn. “Hiểu được sự phức tạp của cuộc sống có thể là một con đường đặc biệt giúp ích cho quá trình làm giàu tâm hồn” – Nhà tâm lí học Jonathan M. Adler từ Đại học Kỹ Thuật Franklin W. Olin cho biết.

ĐAU KHỔ ĐẦY Ý NGHĨA

Suy nghĩ và cảm xúc tích cực tất nhiên là có lợi cho tinh thần. Thuyết khoái lạc định nghĩa sự an lạc (well-being) là trạng thái tích cực và thoả mãn, không có sự hiện diện của tiêu cực. Tuy nhiên, suy cho cùng thì cách định nghĩa này không phù hợp với sự hỗn độn của cuộc sống thực tại. Thêm vào đó, thế giới quan của của con người sẽ trở nên quá “hường phấn”, khiến họ mất cảnh giác trước hiểm nguy hoặc trở nên tự mãn [tham khảo thêm “Can Positive Thinking be Negative?” của Scott O. Lilienfeld và Hal Arkowitz trên Scientific American Mine số tháng 5/6 2011].

Mặt khác, Chủ nghĩa hạnh phúc nhấn mạnh vào ý nghĩa, sự phát triển và thấu hiểu bản ngã của cá nhân – phải là người từng trải và đã đối mặt với nghịch cảnh thì mới có thể làm được. Cảm giác không hài lòng cũng quan trọng như cảm giác thoả mãn, chúng giúp bạn hiểu hơn về những thăng trầm trong cuộc sống. Adler nói: “Hãy nhớ rằng cảm xúc chính là thứ giúp bản thân đánh giánhững điều mình từng trải qua.”

Adler và Hal E. Hershfield, một giáo sư ngành Marketing ở đại học New York, đã cùng nghiên cứu về mối quan hệ giữa những trải nghiệm cảm xúc hỗn độn và ích lợi của chúng với tinh thần bằng 12 buổi tâm lý trị liệu cho một nhóm người. Trước mỗi buổi, người tham gia hoàn tất một bảng câu hỏi để đánh giá tình trạng tâm lý của họ. Họ cũng phải mô tả về các sự kiện trong đời và khoảng thời gian họ tham gia trị liệu, những cảm xúc của họ sẽ được thống kê và phân loại. Theo như Adler và Hershfield công bố vào năm 2012, cảm thấy phấn chấn và chán nản cùng một lúc – như “Nhiều khi tôi thấy buồn vì những gì đã xảy ra, nhưng cùng lúc lại cảm thấy vui và tràn đầy hi vọng vì mình đã có thể vượt qua nó” – cho thấy khả năng cải thiện của bệnh nhân trong một hay hai tuần nữa, dù cho những cảm xúc lẫn lộn này đôi lúc khá khó chịu. Các nhà nghiên cứu cho rằng: “Cùng lúc cảm thấy tốt và xấu có thể khiến những trải nghiệm tiêu cực dễ chịu hơn, cho phép bạn thấy được ý nghĩa của chúng theo một chiều hướng tốt hơn.”

Những cảm xúc tiêu cực nhiều khi lại có ích cho sự sinh tồn của bạn. Adler đã chỉ ra rằng linh cảm không lành có thể cho thấy một vấn đề sức khoẻ, một mối quan hệ hay những vấn đề quan trọng khác cần được chú ý. Giá trị tồn tại của những suy nghĩ tiêu cực góp phần giải thích tại sao con người khó mà kìm nén chúng. Năm 2009, nhà tâm lý học David J. Kavanagh từ đại học Công nghệ Queensland (Úc) và đồng nghiệp đã yêu cầu những bệnh nhân điều trị chứng nghiện rượu hoàn tất một bảng câu hỏi đánh giá ham muốn rượu bia của mình, đồng thời cố gắng kiềm nén những ý nghĩ liên quan đến nó trong 24h trước đó. Họ thấy rằng những người thường tỏ ra phản kháng ý nghĩ về rượu thực chất lại nghĩ đến nó nhiều nhất. Tương tự với phát hiện vào năm 2010, chống lại những cảm xúc tiêu cực có thể khiến chúng càng ngày càng lớn mạnh hơn, trong khi bạn đơn giản chỉ cần thường nhận rằng mình buồn bã, chán đời.

Dù bạn lảng tránh thành công thì tiềm thức của bạn vẫn sẽ nghĩ về nó. Trong một nghiên cứu năm 2011, nhà tâm lý Richard A. Bryant và đồng nghiệp tại đại học New South Wales (Sydney) yêu cầu một số người tham gia kìm nén những ý nghĩa không hay trước khi ngủ. Cuối cùng, họ lại mơ về chúng nhiều hơn, đây là hiện tượng giấc mơ dội lại (dream rebound).

Kìm hãm suy nghĩ và cảm xúc có thể gây hại cho bạn. Trong nghiên cứu năm 2012, nhà vật lý trị liệu Eric L. Garland từ đại học Bang Florida và những người cộng tác đã đo lường phản ứng của con người trước áp lực dựa trên nhịp tim của 58 người trưởng thành đang điều trị chứng lạm dụng rượu trong khi cho họ xem những hình ảnh ám chỉ về rượu. Đồng thời,  họ thực hiện việc đánh giá xu hướng kìm nén suy nghĩ của những người đó. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người càng cố gắng hạn chế suy nghĩ càng chịu nhiều áp lực trước hình ảnh ám chỉ hơn những người ít kìm hãm ý nghĩ của bản thân.

CHẤP NHẬN NỖI ĐAU

Thay vì chối bỏ cảm xúc tiêu cực, hãy chấp nhận chúng. Hãy tìm hiểu bản thân cảm thấy như thế nào nhưng đừng cố thay đổi trạng thái cảm xúc. Nhiều người thấy tốt hơn khi hít thở sâu để học cách chịu đựng cảm giác mạnh hoặc tưởng tượng cảm giác đó như những đám mây trôi, nhắc nhở mình rằng chúng rồi cũng sẽ qua đi. Tôi thường nói với bệnh nhân rằng một suy nghĩ rốt cuộc cũng chỉ là một suy nghĩ, cảm xúc rốt cuộc chỉ là cảm xúc, không hơn.

Nếu cảm xúc bao trùm lên bạn, bạn có thể biểu đạt cảm xúc của mình trong một quyển nhật kí hoặc nói chuyện với người khác. Cách này có thể thay đổi quan điểm của bạn và mang đến cảm giác gần gũi. Nếu sự lo lắng vẫn tiếp diễn, bạn nên hành động ngay. Bạn nên nói với bạn mình rằng lời bình của cô ấy rất khó nghe hoặc xin nghỉ công việc đang dày vò bạn.

Bạn cũng có thể tập thói quen quan tâm để giúp mình nhận thức được tình hình hiện tại và không phán xét nó. Một cách để rèn luyện bản thân thích ứng với tình trạng này là tập trung vào nhịp thở trong khi suy ngẫm và tiếp nhận bất kì ý nghĩ hoặc cảm xúc thoáng qua nào. Bài tập này có thể giúp bạn chấp nhận những ý nghĩ phiền phức dễ hơn [tham khảo ở “Being in the Now” của Amishi P. Jha trên Scientific American Mind số tháng 3/4 năm 2013] Đầu năm nay, Garland và đồng nghiệp của mình đã thấy trong 125 cá nhân với tiền sử sang chấn đang được điều trị bệnh lạm dụng chất gây nghiện, những người càng lo lắng càng đương đầu với sang chấn tốt hơn và ít phụ thuộc vào chất gây nghiện hơn. Giống như trên, trong một nghiên cứu vào năm 2012, nhà tâm lý học Shannon Sauer-Zavala từ đại học Boston và đồng nghiệp đã thấy rằng trị liệu bao gồm luyện tập sự quan tâm giúp cá nhân dễ vượt qua rối loạn lo âu. Nó không có tác dụng bằng cách giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực mà là rèn luyện cho bệnh nhân chấp nhận chúng.

“Không thể tránh được những cảm xúc tiêu cực, bởi vì sống là phải trải nghiệm thất bại và xung đột,” Sauer-Zavala nói. Cô ấy nói thêm rằng học cách xoay sở với những cảm xúc này chính là chìa khoá. Đúng vậy, khi bệnh nhân của tôi chấp nhận những suy nghĩ và cảm xúc của anh ta, rũ bỏ sự nhục nhã và tội lỗi, anh ấy có thể nhìn nhận vấn đề rõ hơn rất nhiều và tiếp tục con đường trị liệu.

 

Khương Minh Tú dịch

Nguồn: http://www.scientificamerican.com/article/negative-emotions-key-well-being/

menu
menu