Nghiên cứu khoa học chỉ ra: 3 thay đổi cực nhỏ này sẽ tạo nên một tác động lớn tới não bộ và cuộc sống của bạn!

nghien-cuu-khoa-hoc-chi-ra-3-thay-doi-cuc-nho-nay-se-tao-nen-mot-tac-dong-lon-toi-nao-bo-va-cuoc-song-cua-ban

Đối với những người không có thời gian hay không thể kiên trì với những thay đổi lớn thì 3 thay đổi cực nhỏ này vẫn sẽ giúp họ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có vẻ như để khỏe mạnh - cả về thể chất lẫn tinh thần - đòi hỏi bạn phải thực hiện những thay đổi lớn trong cuộc sống như tập thể dục mỗi ngày hay ngồi thiền trong 20 phút mỗi sáng. Mặc dù những thực hành này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một thế giới tốt đẹp, nhưng nhiều người không có thời gian, không thể kiên trì thực hiện và từ bỏ quá sớm. Vì vậy, theo các nhà nghiên cứu, đối với những người như này để có một cuộc sống tốt đẹp, họ hoàn toàn có thể thực hiện những thói quen cực nhỏ mà đồng thời cũng tốn rất ít thời gian dưới đây. Khi thực hành, chúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn!

  1. Thở chậm

Thở chậm có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Đó là một đánh giá trên tập san tài liệu khoa học được công bố trên Frontiers in Human Neuroscience đã tổng hợp từ 2461 bản tóm tắt nghiên cứu, và sau đó rút ​​ra 15 nghiên cứu nghiêm ngặt, chính xác nhất để phân tích. Các nghiên cứu đã cung cấp dữ liệu phát sinh từ Điện não đồ (EEG), Chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI), Biến đổi nhịp tim (HRV), Rối loạn nhịp xoang do hô hấp (RSA) và Đồng bộ hóa độ bền tim mạch. Dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy "kỹ thuật" thở chậm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, giúp làm tăng sự thư giãn và tỉnh táo, giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm hay tức giận.

Nếu bạn muốn thử thở chậm nhưng không chắc chắn cách thực hiện, hãy xem phương pháp 4 -7- 8 được phát triển bởi Tiến sĩ Andrew Weil. Về cơ bản, hãy giữ đầu lưỡi trên vòm miệng ngay sau răng cửa trên, thở bằng mũi trong 4 giây, nín thở trong 7 giây và thổi ra bằng miệng trong 8 giây. Tiến sĩ Weil khuyên bạn nên thực hiện động tác này 4 lần, một ngày hai lần. Ông cho biết sau khi thực hiện điều này hàng ngày trong bốn đến sáu tuần, bạn có thể có những phản ứng tốt hơn với một tình huống tiêu cực, ngoài ra còn giảm cảm giác thèm ăn và ngủ tốt hơn. Sau hai tháng, bạn có thể thấy nhịp tim và huyết áp thấp hơn, tiêu hóa tốt hơn và giảm các triệu chứng lo âu.

  1. Ngồi thẳng lên để suy nghĩ được cải thiện

Các nhà nghiên cứu ở California và Đài Loan đã chia một nhóm 125 sinh viên thành hai nhóm và yêu cầu nhóm đầu tiên ngồi thẳng, trong khi đó nhóm còn lại sẽ ngồi thõng vai xuống và cùng thực hiện phép toán 964 trừ 7 trong 30 giây. Sau đó, các nhà nghiên cứu đảo ngược hai nhóm và yêu cầu mọi người tiếp tục trừ đi 834. Kết quả cho thấy những người ngồi thẳng đưa ra kết quả nhanh và chính xác hơn. Với thí nghiệm thực hiện phép toán này bằng tư thế tốt và xấu, các nhà nghiên cứu cho thấy rằng học sinh ngồi không thẳng đánh giá nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều so với khi ngồi thẳng. Vì vậy hãy ngồi thẳng để suy nghĩ được cải thiện.

  1. Ngủ ngon hơn bằng cách tắt đèn trước khi ngủ

Nếu giấc ngủ là một vấn đề đối với bạn, thì có lẽ bạn cũng biết rằng ánh sáng nhân tạo và ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể gây rối loạn nhịp sinh học hoặc đồng hồ bên trong cơ thể - những chức năng giúp cơ thể bạn hoạt động tốt hơn. Khi nhịp sinh học bị gián đoạn, chứng mất ngủ có thể xảy ra kèm theo đó là nhiều vấn đề sức khỏe khác bao gồm suy giảm nhận thức, ung thư hay béo phì. Các nhà nghiên cứu tại Viện Salk vừa xuất bản một bài báo giải thích quá trình mà sự gián đoạn không lành mạnh này xảy ra. Bài báo cho biết: Trong võng mạc của mắt là các tế bào nhạy cảm với ánh sáng, hoạt động như các pixel trong ảnh kỹ thuật số. Khi chúng tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo và liên tục, chúng sẽ tự tái tạo protein melanopsin giúp ức chế hormone melatonin gây ngủ. Vì vậy, nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, hãy làm cho buổi tối của bạn tối hơn bằng cách tắt mọi thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.\

 

Trịnh Thơm dịch

Nguồn: https://www.inc.com/christina-desmarais/3-simple-changes-which-can-result-in-radical-self-improvement-according-to-science.html

menu
menu