Làm sao để đọc nhanh hơn và ghi nhớ nhiều hơn

lam-sao-de-doc-nhanh-hon-va-ghi-nho-nhieu-hon

Tôi đọc cả đống thứ linh tinh. Và thỉnh thoảng tôi bị hỏi về một nội dung nào đấy, đặc biệt là khi còn là sinh viên. Làm cách nào để tôi có thể đọc nhiều hơn? Làm sao để tôi có thể đọc nhanh hơn? Làm sao tôi có thể ghi nhớ và sử dụng kiến thức nhiều hơn.

Tôi đọc cả đống thứ linh tinh. Và thỉnh thoảng tôi bị hỏi về một nội dung nào đấy, đặc biệt là khi còn là sinh viên. Làm cách nào để tôi có thể đọc nhiều hơn? Làm sao để tôi có thể đọc nhanh hơn? Làm sao tôi có thể ghi nhớ và sử dụng kiến thức nhiều hơn.
 
Mặc dù trên thực tế tôi là một blogger, nhà văn và nhà tiếp thị qua internet, nhưng tôi thực sự thấy nghề nghiệp của mình như là người tổng hợp và chia sẻ thông tin theo những cách độc đáo và hiệu quả. Do đó, phần lớn công việc là đọc rất nhiều thứ hay ho và sau đó có thể chia sẻ chúng một cách dễ dàng.
 
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng những phương pháp đọc chúng ta được dạy khi còn trẻ làm cho chúng ta không có kỹ năng đọc tốt khi trưởng thành. Có những kỹ thuật thực tế và hợp lý có thể sử dụng để đọc tài liệu phi tiểu thuyết hiệu quả hơn.
 
Trong cuốn sách ‘Models’ của tôi, một đoạn văn đã thu hút nhiều sự chú ý của độc giả một cách đáng ngạc nhiên là phần tôi đã mô tả làm thế nào tôi thử thách bản thân mình đọc 50 cuốn sách phi tiểu thuyết trong 50 ngày khi tôi 19 tuổi. Trong cuốn sách, tôi đã mô tả việc này là một trong những kinh nghiệm hữu ích nhất của cuộc đời tôi. Các khóa học ở đại học đã trở thành một làn gió thoảng qua. Kỹ năng viết của tôi đã tốt hơn. Khả năng xử lý thông tin tăng đáng kể. Và tôi đã đạt được rất nhiều hiểu biết mới và quan điểm về cuộc sống của tôi và thế giới xung quanh tôi.
 
 
 
Điều thu hút sự chú ý của mọi người đó là họ cho rằng tôi làm được như vậy do có ý chí. Ban đầu là vậy, nhưng trong vòng một tuần hoặc hơn, tôi đã áp dụng một vài chiến lược để làm cho việc đọc hiệu quả hơn và thú vị hơn. Khi bạn có chiến thuật, thì việc đọc hết một cuốn sách khoa học phổ biến không tốn nhiều hơn một vài giờ (trường hợp ngoại lệ nếu cuốn sách đó thực sự tốt hay thực sự xấu).
 
Đây là chiến lược bất cứ ai cũng có thể sử dụng và đòi hỏi một chút thực hành. Bạn có thể tăng tốc và thực hiện điều này trong vòng một hoặc hai tuần. Bạn cần nỗ lực vào thời gian đầu và một chút thực hành sau đó. Đối với hầu hết các phần, những lời khuyên rất thực tế và hợp lý, không phải là các kỹ thuật đọc uber-speed (?).
 
Trước khi nói đến những lời khuyên, chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi:
 
“Mục đích của việc đọc là gì?”
 
Câu hỏi này nghe có vẻ ngu ngốc. Nhiều người rõ ràng còn không buồn nghĩ đến nó. Nhưng ngay từ đầu tại sao chúng ta lại đọc?
 
Câu trả lời là mục đích truyền tải thông tin. Ngôn ngữ viết có sức mạnh kỳ diệu có thể đưa một ý tưởng từ bộ não của tôi vào bộ não của bạn, bất kể sự khác nhau về không gian hoặc thời gian hay là chúng ta có thích nhau hay không.
 
Nhưng khi chúng ta còn trẻ, mục đích của việc đọc sách là để học từ vựng và ngữ pháp. Do đó cách chúng ta được dạy để đọc khi đó là làm sao để học từ vựng và ngữ pháp một cách hiệu quả, chứ không nhất thiết phải truyền tải thông tin một cách hiệu quả. Khi trưởng thành, những gì chúng ta phải làm là thay đổi cách đọc sao cho chúng ta có thể nắm bắt thông tin và ý tưởng một cách hiệu quả. Ngữ pháp và từ vựng là điều kiện tiên quyết cho việc này, nhưng không phải là mục đích cuối cùng.
 
(Lưu ý: Trong trường hợp một cuốn tiểu thuyết hay hoặc là thơ ca, chúng ta sẽ không đọc càng nhanh càng tốt, vì mục đích của việc đọc nó là thưởng thức nghệ thuật. Chính vì lý do này, trong trường hợp một cuốn sách phi tiểu thuyết cực kỳ hay, hoặc khi đọc tiểu thuyết/thơ ca để thư giãn, tôi sẽ bỏ qua hầu hết các chiến lược này.)
 

BƯỚC 1: TẮT HẾT NHỮNG LỜI ĐỌC NHẨM TRONG ĐẦU BẠN

Khi chúng ta còn bé, chúng ta được dạy để đọc to từng chữ cái và từng từ. Khi chúng ta lớn lên, chúng ta tiếp tục đọc như vậy bằng việc đọc nhẩm trong đầu.
 
Vấn đề là đôi mắt của chúng ta có khả năng nhận biết từ và câu nhanh hơn nhiều so với việc đọc nhẩm trong đầu. Bước đầu tiên để đọc nhanh hơn và hiệu quả hơn là dừng việc đọc nhẩm trong đầu bạn. Điều này đòi hỏi một mức độ chánh niệm và tôi thực sự nghĩ rằng thiền định sẽ có ích.
 
Thành thạo kỹ thuật này, bạn có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba tốc độ đọc của bạn trong một vài ngày. Và khi bạn gặp một đoạn văn hay tuyệt, thì bạn luôn có thể đọc nhẩm chậm lại để thưởng thức nó. Tôi có một số ít các nhà văn yêu thích và các blogger mà tôi luôn đọc nhẩm chậm rãi, bởi vì ngoài những thông tin nhận được tôi chỉ đơn giản là thưởng thức phong cách viết của họ. Nhưng hầu hết thời gian tôi sẽ không đọc nhẩm.
 

BƯỚC 2: CHỈ ‘QUÉT’ CÁC TỪ QUAN TRỌNG

Một thói quen được dạy trong trường làm bạn đọc chậm đó là phải quan tâm đến tất cả các từ trong câu theo thứ tự. Nhưng tâm trí có một khả năng tuyệt vời là lấp đầy những khoảng trống với các thông tin thích hợp. Vì vậy, chúng ta cũng có thể tận dụng khả năng này.
 
Khi bạn đã quen với việc đọc mà không đọc rõ từng từ trong đầu bạn, bạn sẽ thấy mình bắt đầu nhóm nhiều từ lại với nhau thành những cụm lớn hơn về ý nghĩa. Thay vì nhìn thấy "con" "mèo" "bị" "điên" riêng rẽ, tâm trí của bạn sẽ nhận thức "con mèo bị điên" như một thông tin duy nhất. Khi điều đó xảy ra, một cụm từ nhất định sẽ nổi bật trong đoạn văn và đôi mắt của bạn sẽ chỉ lướt qua các từ phụ mà không lãng phí thời gian và sức lực vào nghĩa của chúng.
 
Ví dụ, câu này, "Trong thực tế, mối quan tâm lớn nhất của con mèo không phải là thiếu thức ăn, mà là thiếu sự chăm sóc của chủ."
 
Sẽ được ghi nhận như sau, "mối quan tâm lớn nhất của con mèo - không thiếu thức ăn - mà - thiếu chăm sóc - chủ."
 
Bạn hiểu được 90% ý nghĩa với khoảng 65% các từ.
 
Tôi sẽ sử dụng một ví dụ khác từ một bài báo tôi đọc đêm qua. Đó là bài phê bình của Harvard Business về đánh bại sự trì hoãn. Đây là đoạn đầu tiên:
"Gần đây một cuộc đi dạo vào sáng sớm ở Malibu, California, dẫn tôi đến một bãi biển, nơi tôi ngồi trên một tảng đá và xem những người lướt sóng. Tôi ngạc nhiên trước những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm thức dậy trước bình minh, chịu đựng nước lạnh, chèo thuyền vượt qua những con sóng, và thậm chí có nguy cơ bị cá mập tấn công, có lẽ tất cả chỉ vì muốn có một chuyến đi hoành tráng."
Khi tôi đọc đoạn trên, đây là những gì hiện ra trước mắt tôi:
"Gần đây một cuộc đi dạo vào sáng sớmMalibu, California, dẫn tôi đến một bãi biển, nơi tôi ngồi trên một tảng đáxem những người lướt sóng. Tôi ngạc nhiên trước những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm thức dậy trước bình minh, chịu đựng nước lạnh, chèo thuyền vượt qua những con sóng, và thậm chí có nguy cơ bị cá mập tấn công, có lẽ tất cả chỉ vì muốn có một chuyến đi hoành tráng. "
Đó là 50% những gì đã thực sự được viết. Nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng mối quan hệ giữa những cụm từ này đều có ý nghĩa. Trong nhiều trường hợp các tính từ ám chỉ hành động đang diễn ra và bởi vậy việc đọc các động từ là không cần thiết nữa.
 
‘Scan’ các đoạn như thế này cần thực hành. Nhưng kỹ thuật này có thể giúp tăng gấp đôi tốc độ đọc của bạn một lần nữa. Và hay cái là nếu bạn ‘scan’ một đoạn văn và không hoàn toàn nắm được ý nghĩa, bạn chỉ cần đọc lại, chậm hơn, và thêm các từ vào cho đến khi hiểu được ý nghĩa. Sau đó lại bớt từ một lần nữa.
 

BƯỚC 3: CHỈ ĐỌC CÂU ĐẦU VÀ CÂU CUỐI CỦA ĐOẠN VĂN

Nếu chúng ta chấp nhận rằng mục đích của văn bản là để truyền đạt thông tin, và nếu chúng ta không đọc một văn bản vì muốn thưởng thức chính các văn bản chính đó, thì thật vô nghĩa nếu đọc nhiều hơn số từ hoặc câu mà truyền tải đầy đủ thông tin cần thiết. Điều đó có nghĩa rằng không có lý do để tiếp tục đọc câu mô tả một khái niệm bạn đã hiểu.
 
Vấn đề thực tế là hầu hết các cuốn sách phi tiểu thuyết thường không được viết tốt. Nó thường lặp đi lặp lại và dài dòng. Họ sẽ cung cấp cho bạn hết ví dụ này đến ví dụ khác của một khái niệm đơn giản mà bạn đã hiểu. Không có lý do để bạn phải chịu đựng điều này. Đặc biệt nếu bạn là một người đọc thông minh và có chọn lọc.
 
Bất cứ khi nào tôi đọc một bài báo, một phần của một cuốn sách, hoặc một chương mà tôi cảm thấy tôi đã có một sự hiểu biết về chủ đề này và chỉ đang tìm kiếm một cái gì đó mới hoặc một cái gì đó nổi trội, tôi sẽ chỉ đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn. Theo thiết kế, các đoạn văn giới thiệu những ý tưởng mới và các chủ đề mới. Và khi bạn giới hạn mình vào câu đầu tiên của mỗi đoạn, bạn đang hạn chế bản thân với những câu giới thiệu từng ý tưởng trong từng phần của bài báo/cuốn sách. Nếu tôi đi gặp một câu mà tôi thấy quan tâm, tôi sẽ quay trở lại và đọc toàn bộ đoạn văn hay chương sách. Nếu đến một đoạn nào đó tôi không hiểu tác giả đang nói về vấn đề gì, thì sau đó, tôi sẽ quay trở lại và đọc một vài đoạn văn cuối cùng cho đến khi tôi hiểu được, sau đó tôi tiếp tục đọc.
 
Một lựa chọn khác là chỉ đọc câu đầu tiên và câu cuối cùng của mỗi đoạn văn. Thật sự bất ngờ trước lượng thông tin bạn có thể thu được chỉ bằng cách làm này. Hãy thử. Tìm một bài viết trên tạp chí mà bạn chưa bao giờ đọc và lướt qua nó chỉ đọc câu đầu tiên và câu cuối cùng của mỗi đoạn văn. Chỉ đọc toàn bộ đoạn văn nếu bạn không hiểu được câu đầu tiên và câu cuối cùng. Sau đó, quay trở lại và đọc toàn bộ đoạn văn từ đầu đến cuối. So sánh lượng thông tin bạn thu được bằng cách làm sau với cách chỉ đọc câu đầu và câu cuối. Có lẽ không khác nhau nhiều.
 

BƯỚC 4: BỎ QUA TOÀN BỘ MỘT PHẦN, MỘT CHƯƠNG HOẶC CẢ CUỐN SÁCH

Tôi ngạc nhiên bởi có nhiều kiên trì đọc hết mấy cuốn sách tào lao mà sau đó họ không học được bất cứ điều gì từ chúng.
 
Nếu bạn gặp một ý tưởng vớ vẩn, những điều bạn đã biết, hay cuốn sách chỉ lặp đi lặp lại (giống như hầu hết các sách self-help), thì bạn hãy bỏ qua hết. Ngay bây giờ tôi đang đọc cuốn tự truyện mới của Phil Jackson về một huấn luyện viên NBA. Ông đã dành toàn bộ một phần của cuốn sách này nói về sự quan tâm của ông đối với các nghi lễ của thổ dân Mỹ. Tôi không quan tâm đến những nghi thức của thổ dân Mỹ, tôi quan tâm đến Michael Jordan và Kobe Bryant. Vì vậy, tôi bỏ qua khoảng bốn trang. Tôi bây đang đọc đến giữa cuốn sách và cảm thấy như tôi đã không hề bỏ lỡ điều gì.
 
Để bỏ qua một cuốn sách hoàn toàn, tôi thường đọc khoảng 10% trước khi tôi quyết định có hoàn thành nó hay không. Nếu đó là một cuốn sách 500 trang, tôi sẽ đọc 50 trang. Nếu đó là một cuốn sách 100 trang, nó cần phải hấp dẫn tôi trong vòng 10. Nếu nó không hấp dẫn tôi hay tôi thấy tôi không tôn trọng tác giả, sau đó tôi sẽ kiểm tra mục lục và đi đến các chương có vẻ hấp dẫn tôi nhiều nhất. Nếu chương đó vẫn không hấp dẫn tôi, tôi sẽ đặt cuốn sách đó xuống và không bao giờ đọc lại. Tôi ước rằng tôi đã bỏ qua từ 1/3 đến 1/2 số những cuốn sách mà tôi bắt đầu đọc và không bao giờ đọc nhiều hơn 10-20% của chúng.
 
Điều đó có thể gây ngạc nhiên cho một số người. Nhưng tôi nhận thấy rằng một cuốn sách thực sự tốt cho tôi giá trị và thông tin nhiều hơn 3-4 sách tào lao. Vì vậy, thật vô nghĩa nếu lãng phí thời gian của tôi vào những cuốn sách mà không mang lại những thông tin tôi quan tâm.
 

BƯỚC 5: LIÊN HỆ BẤT KỲ THÔNG TIN QUAN TRỌNG TỚI NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN ĐÃ BIẾT

Khi bạn đọc rất nhiều sách, bạn trở nên lo lắng rằng bạn không nhớ được tất cả các thông tin mà bạn đã đọc. Bạn cảm giác kỳ lại vì bạn không thể gợi nhớ lại tất cả mọi thứ ngay lập tức. Vì vậy, đôi khi bạn có cảm giác rằng bạn đọc hàng trăm trang mà không nhớ được gì. Đôi khi bạn cảm thấy sự thôi thúc tự hỏi lại chính mình về những gì bạn vừa đọc. Nhưng sau đó bạn chỉ đơn giản là sao chép school all over again (?) Và thành thật, ai mà nhớ được bất cứ điều gì họ học ở trường?
 
Cách mà bộ não hoạt động như sau: phần lớn các ký ức của chúng ta sẽ tồn tại trong tiềm thức và chỉ truy cập được trong bối cảnh liên quan. Từng ở trong một cuộc trò chuyện với ai đó và một cái gì đó họ nói đột nhiên làm lóe sáng một ký ức mà bạn đã không nghĩ về trong nhiều năm? Vâng. Chúng vẫn nằm ở đó. Chúng chỉ cần được kết hợp với một cái gì đó liên quan để có thể xuất hiện.
 
Đây là lý do tại sao mỗi khi bạn gặp một ý tưởng mới hoặc hữu ích, phải mất một chút thời gian để liên hệ nó với một cái gì đó bạn đã biết, hiểu, sử dụng. Ví dụ, gần đây tôi đọc một cuốn sách về Lý thuyết tan rã tích cực của Dabrowski. Sự tan rã tích cực là một khuôn khổ tâm lý lý thuyết và đọc khá nặng. Cuốn sách hấp dẫn, tuy nhiên tôi đã phải mất một thời gian để liên hệ mỗi ý tưởng của ông ấy với các trải nghiệm cá nhân hoặc các khuôn khổ tâm lý khác mà tôi đã nghiên cứu trong quá khứ. Kết quả là, ý tưởng của ông trở nên dễ dàng hơn tôi có thể nhớ lại. Thay vì cố gắng nhớ lại những chi tiết cụ thể của lý thuyết tan rã tích cực, tôi có thể nhớ những lo âu xã hội mà tôi đã phải vật lộn trong nhiều năm và điều đó đại diện cho một trong các quá trình trong khuôn khổ của ông như thế nào. Điều này sau đó cho phép bộ não của tôi có thể truy cập thông tin từ cuốn sách một cách nhanh chóng.
 
Sau này khi tôi đã nghiên cứu công trình của Robert Kegan - một khuôn khổ tâm lý phát triển khác cũng khá nặng - sau đó tôi liên hệ nó với sự tan rã tích cực. Các khuôn khổ là tương tự, bao gồm năm giai đoạn, và về cơ bản có cùng kết luận. Bộ nhớ của tôi về mỗi cuốn sách được củng cố thêm bởi vì tôi nhìn ra sự liên hệ giữa chúng. Tôi không cần phải nhớ lại cả hai cuốn sách từ hư không, mà tôi có thể nhớ lại từng phần của một trong hai cuốn sách và sớm nhớ lại toàn bộ cả hai cuốn sách.
 

BƯỚC 6: TÔ ĐẬM, ĐÁNH DẤU, LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU

Thậm chí sau đó bạn sẽ không thể nhớ tất cả mọi thứ, hoặc ít nhất là nhớ không chính xác. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần nhớ nguồn tham khảo kiến ​​thức của bạn. Tôi nghĩ rằng trong việc nghiên cứu thì việc highlight và gạch chân được đánh giá cao quá mức, không muốn nói là vô dụng. Nhưng nó rất hữu ích cho sự tham khảo. Tôi tô đâm / gạch chân tất cả các sự kiện hoặc ý tưởng quan trọng mà tôi có thể muốn tham khảo trong tương lai. Nếu toàn bộ phần đó là quan trọng, tôi sẽ gấp trang sách lại để đánh dấu (với Kindle, bạn chỉ cần thêm một bookmark).
 
Điều này sẽ không thực sự giúp bạn nhớ được thông tin. Việc đánh dấu này có ích khi bạn xây dựng một cơ sở dữ liệu để tham khảo.
 
Khi tôi hoàn thành một cuốn sách, tôi quay trở lại và ghi chú trên những phần tôi tô đậm và đánh dấu. sau đó tôi viết một bản tóm tắt ngắn khoảng 100-200 từ về cuốn sách và những điểm tôi rút ra từ cuốn sách. Việc này có thể mất từ 5 đến 30 phút. Nhưng nó rất có giá trị. Tôi cũng lưu cơ sở dữ liệu của tôi trên Google Drive, vì vậy tôi có thể truy cập ở bất cứ nơi nào (ngay cả trên điện thoại của tôi).
 
Một số người lập bản đồ tâm trí. Tôi chưa bao giờ thực sự dùng cách này, nhưng tôi nghĩ nó cũng tương tự.
 
Tôi chỉ làm điều này với những cuốn sách tốt nhất có các thông tin quan trọng, không phải với tất cả mọi thứ tôi đọc. Chỉ 1/3 những cuốn sách tôi đọc được đưa vào cơ sở dữ liệu. Nhưng nó đã vô cùng hữu ích cho tôi, đặc biệt là liên quan đến công việc của tôi. Và điều tốt nhất là, nó ở đó mãi mãi. Có những cuốn sách tôi đọc cách đây 10 năm và bây giờ tôi thấy mơ hồ về nhiều chi tiết cụ thể. Trong 10 năm tới, nếu như tôi không nhớ rõ những lý thuyết của Dabrowski, tôi có thể mở chúng ra bất cứ lúc nào, ở nhà, trên xe buýt hoặc xe lửa, trong lúc chờ đợi xếp hàng tại sân bay, và đọc lại.
 
 
Dịch: Cao Hằng
 
menu
menu