Mối liên quan giữa dopamine và sự lười biếng

moi-lien-quan-giua-dopamine-va-su-luoi-bieng

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Vanderbilt ở Tennessee (Mỹ) thấy rằng mức độ dopamine trong khu vực của não bộ có thể giúp xác định xem một người lười biếng hay chăm chỉ.

Có thể bạn cảm thấy thoải mái với việc nằm thơ thẩn, lười biếng và không làm gì cả. Thỉnh thoảng việc này cũng rất ổn. Cho dù là với mục đích gì, né tránh công việc hay những hoạt động thể chất. Bất kì ai trong chúng ta đều có những ngày như thế. Nhưng tại sao lại có những người lại cực kỳ lười biếng nếu so với người khác? Có phải vì gen đã khiến chúng ta có những biểu hiện lười biếng như vậy?

Sự tiến hóa đã định hình cho bộ não của chúng ta phản ứng tích cực với những món quà từ tự nhiên như: thức ăn, tình dục và thậm chí là tập thể dục. Niềm vui mà chúng ta trải nghiệm chủ yếu đến từ hệ thống dopamine trong não, chúng giúp truyền tải thông điệp đi khắp cơ thể cũng như đảm bảo sự sống còn của loài người. Đối với nhiều người, niềm vui bắt nguồn từ tập thể dục có thể trở nên “chất gây nghiện” giống như thức ăn và tình dục vậy. Nhưng trong khi chúng ta đang đòi hỏi nhiều hơn về thức ăn và tình dục, nhiều người phải vật lộn với mong muốn về hoạt động thể chất, mặc dù đó là một phần quan trọng trong cơ chế sinh học của con người.

Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên loài chuột để tìm ra một sự thú vị về sự liên kết trong di truyền học. Sau khi tách lũ chuột thành hai nhóm - những con chạy trên bánh xe thường xuyên, và những con quyết định không chạy nhiều, sự khác biệt bắt đầu xuất hiện từ các thế hệ sau của cả hai nhóm. Sau 10 thế hệ, những con chuột ở nhóm “chăm chỉ” chạy trên bánh xe nhiều hơn các nhóm khác 75%. Sau 16 thế hệ, những con chuột thuộc nhóm “chăm chỉ” chạy khoảng 7 dặm/ngày, gần gấp đôi so với tỉ lệ trung bình của loài chuột là 4 dặm/ngày. Dường như động lực thúc đẩy các hoạt động thể chất của loài chuột đến từ gene của chúng.

Chúng ta được thừa hưởng những bộ gene từ cha mẹ mình, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ não của chúng ta và những gene này có thể làm cho một số người thực sự có mong muốn được hoạt động thể chất. Sự thật là, bộ não của những chú chuột thuộc nhóm “chăm chỉ” có hệ thống dopamine và các khu vực phản ứng với sự thúc đẩy lớn hơn so với bình thường. Chúng cần được hoạt động, nếu không não của chúng sẽ phản ứng giống như người nghiện đang lên cơn vậy.

Gene hoạt động đã được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng ta cũng thừa hưởng các gen chịu trách nhiệm về những đặc điểm khác của bản thân, chẳng hạn như từ việc thúc đẩy đến trì hoãn để làm việc một cách đúng đắn và vượt qua sự lười biếng. Và thật ra sự lười biếng của chúng ta có thể liên quan đến “couch potato” gene hay đúng hơn, một đột biến nhỏ trong gene bình thường có thể điều chỉnh mức độ hoạt động thể chất của chúng ta. Gene này chịu trách nhiệm cho một loại thụ thể dopamine, nếu không có nó, bạn sẽ thích ngồi lì một chỗ và hoạt động ít hơn so với người khác.

Một nghiên cứu trước đây đăng tải trên LiveScience cũng tập trung vào mối liên hệ giữa mức độ dopamine với mức độ làm việc chăm chỉ. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Vanderbilt ở Tennessee (Mỹ) thấy rằng mức độ dopamine trong khu vực của não bộ có thể giúp xác định xem một người lười biếng hay chăm chỉ. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of Neuroscience năm 2012. Theo các nhà nghiên cứu, hóa chất này có tác dụng đối lập ở các vùng não khác nhau. Theo đó, nồng độ dopamine cao ở một số vùng não được liên kết với một tinh thần làm việc cao, và ngược lại nồng độ dopamine thấp có liên quan đến những rủi ro và sự lười biếng.

Vậy sự thật là, mong muốn về các hoạt động thể chất của bạn không phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân bạn đâu. Nhưng nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như môi trường sống, cũng có tác động đến bạn. Điều này có nghĩa là, bạn có thể không phải cam chịu 1 số phận lười biếng đâu. Mặc dù việc thay đổi sẽ khó khăn hơn đối với một số người, nhưng có kiến thức là có sức mạnh. Vì vậy, nếu bạn nghĩ bạn lười biếng là do di truyền, hãy nhấc mông khỏi ghế, và chiến đấu với nó đi nào! Bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực của mình.

 

Nguồn:

https://brainandbodysolutions.com/blog/lazy-depressed-or-dopamine-depleted/

https://www.livescience.com/20026-brain-dopamine-worker-slacker.html

Người viết: Giảng viên Nguyễn Thị Bích Trâm

menu
menu