Người ta đã lợi dụng hệ thống dopamine trong não bộ để khiến bạn mua sắm, ăn uống vô độ như thế nào

nguoi-ta-da-loi-dung-he-thong-dopamine-trong-nao-bo-de-khien-ban-mua-sam-an-uong-vo-do-nhu-the-nao

Các nhà quảng cáo sử dụng các kỹ thuật nhằm tạo ra dopamine để thao túng/thu hút sự chú ý của bạn và tấn công hệ thống phần thưởng của bạn bằng một kế hoạch xảo quyệt để làm bạn móc hầu bao.

Lợi dụng Dopamine trong não bộ để khiến mọi người mua hàng 

  1. Mọi thứ bắt đầu từ sự giải phóng dopamine trong não bộ

Đây là một phần của hệ thống phần thưởng tự nhiên trong cơ thể của chúng ta ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của bạn nhiều hơn bạn tưởng.

Các nhà quảng cáo sử dụng các kỹ thuật nhằm tạo ra dopamine để thao túng/thu hút sự chú ý của bạn và tấn công hệ thống phần thưởng của bạn bằng một kế hoạch xảo quyệt để làm bạn móc hầu bao.

Đừng nghĩ rằng bạn quá thông minh nên không đời nào bị lừa. Đó là một phản ứng sinh học mà bạn không kiểm soát được. Tin rằng bạn có thể đánh bại được nó khiến bạn trở thành con mồi hoàn hảo.

  1. Việc sản xuất ra Dopamine ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết 

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội, việc lợi dụng dopamine trong não thông qua marketing trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

  • Điện thoại thông minh
  • Laptop
  • Máy vi tính
  • Máy chơi game
  • Facebook & Twitter

Tất cả chúng đều cung cấp cho ta những thứ mà chúng ta được lập trình về mặt sinh học để cần đến. Giống như kết nối với những người khác về mặt xã hội, một điều gì đó đã ăn sâu vào loài người. Bộ não của chúng ta giải phóng phần thưởng dopamine mỗi lần chúng ta sử dụng chúng.

Các mẫu thực phẩm ngon khi bạn vào siêu thị sẽ khiến các tế bào thần kinh sản xuất dopamine của bạn bị kích hoạt, thu hút sự chú ý của ta, khiến chúng ta dễ bị cám dỗ và có hành vi bốc đồng. Điều thú vị là, các tế bào thần kinh dopamine ít đáp ứng trước những phần thưởng quen thuộc; đó là lý do tại sao Starbucks liên tục thay đổi thực đơn của họ và McDonald’s thì luôn bổ sung thêm các món ăn mới. Đa số các loại thực phẩm đều được sản xuất với sự kết hợp đúng giữa đường, muối và chất béo để khiến cho cơ thể ta ồ ạt sản sinh ra dopamine.

Ngành công nghiệp tiếp thị mùi hương được xây dựng dựa trên việc sử dụng mùi hương để kích thích giải phóng dopamine và tác động đến quyết định mua sắm của con người (đọc nghiên cứu ở đây). Nếu bạn cho 2 nhóm người xem cùng một loại sản phẩm, thì nhóm được ngửi mùi hương phù hợp trong không khí sẽ xem sản phẩm đó là có chất lượng tốt hơn với tag giá đắt tiền hơn.

Các công ty xổ số lợi dụng dopamine dưới dạng (những slogan kiểu như):

“Hãy tưởng tượng xem bạn có thể làm được gì với 1 triệu đôla”

Họ sử dụng trí tưởng tượng của bạn để vẽ nên một bức tranh và giải phóng dopamine trong não.

Tiếng chuông ngân vang, ánh đèn nhấp nháy, mấy cô tiếp viên bán khỏa thân, rượu bia rẻ tiền và bữa tiệc buffet với rất nhiều món ăn, chúng đều là những thứ kích thích dopamine.

Các cửa hàng trưng bày những món đồ hấp dẫn nhất của họ ở mặt tiền và ngay trung tâm đế tăng mức dopamine của bạn khi đến cửa hàng.

Trò chơi điện tử ứng dụng hóa/Ứng dụng game, một khái niệm nhắm đến dopamine khác là các yếu tố trong trò chơi điện tử (thí dụ, ghi điểm, bảng xếp hạng). Điển hình như một kỹ thuật marketing online để khuyến khích người ta quan tâm đến một sản phẩm hay dịch vụ.

Qua nhiều năm, các lập trình viên đã lợi dụng các nguyên tắc của ứng dụng game để khuyến khích người ta sử dụng và tham gia trò chơi.

  1. Chính xác thì Dopamine là cái gì trong bộ não?

Dopamine là một hóa chất được giải phóng và gửi tín hiệu đến các tế bào thần kinh.

Dopamine khiến chúng ta tìm kiếm phần thưởng nhưng không thưởng công cho chúng ta, nó cũng gây ra sự thất vọng và lo lắng.

Các nhà marketing lợi dụng tính năng này tốt nhất bằng ““các chương trình giảm giá đặc biệt”, “số lượng sản phẩm có giới hạn.”

Bản năng săn bắt/hái lượm thời nguyên thủy của bạn bắt đầu sản xuất ra dopamine và chúng ta lao ra ngoài để xoa dịu nỗi lo lắng này

Điều này có thể được minh họa rõ ràng bằng nghiên cứu về hóa chất não bộ của chúng ta - cụ thể là chất dẫn truyền thần kinh hoặc hóa chất não bộ, dopamine.

Hóa chất não bộ này chịu trách nhiệm cho hầu hết các căn bệnh xã hội ở các nước tư bản.

Khi bạn đọc về “sự sản xuất dopamine và lời hứa giả dối về phần thưởng”, bạn sẽ bắt đầu hiểu sâu sắc hơn rằng việc truy cầu niềm vui, hạnh phúc và sự hài lòng thông qua việc liên tục theo đuổi dopamine thực sự là vô ích.

Về bản chất, bạn bị đánh lừa để chạy theo cái đuôi của mình để mưu cầu hạnh phúc. Đọc thêm ở đây.

  1. Sự trỗi dậy của ngành tiếp thị thần kinh học (Neuromarketing)

Sự phát triển của ngành khoa học thần kinh và tiếp thị hay là ngành tiếp thị thần kinh học không phải là điều mới mẻ, nhưng các nhà marketing đang ngày càng trở nên giỏi hơn về nó để kiểm soát khách hàng.

Tất cả đều xoay quanh lời hứa hẹn về phần thưởng, liên quan đến việc giải phóng dopamine trong não.

Nó không chỉ khiến chúng ta ham muốn (một cách mù quáng) thứ gì đó...

Mà nó còn mạnh đến nỗi khiến chúng ta cuối cùng lại muốn những thứ mà mình không muốn hoặc không sử dụng.

Cuối cùng, nó khiến chúng ta bối rối khi làm những việc mà chúng ta thường không làm nếu bộ não của chúng ta không bị ngập chìm trong dopamine.

  1. Bạn đã bị lừa

Tôi sẽ cho bạn biết 1 bí mật: bạn đã bị lừa.

Bộ não thực sự không quan tâm nhiều đến hạnh phúc. Nó bận tâm đến việc bảo tồn bản năng sinh tồn nguyên thủy của chúng ta như truyền lại gen và tìm nguồn cung cấp thực phẩm hoặc nạp thêm calo khi có cơ hội để chống lại nạn đói hoặc khan hiếm thực phẩm.

Dopamine không chỉ tạo nên một phần trong hệ thống tưởng thưởng của não bộ, mà nó còn tạo động lực để chúng ta sinh tồn và phát triển. Theo một cách thức tàn nhẫn, bộ não sử dụng phương pháp "củ cà rốt và cây gậy" để đạt được mục tiêu chính của nó là sự sống sót, tồn tại của giống loài.

Đừng nhầm lẫn giữa “Dopamine - lời hứa hẹn về phần thưởng” với hạnh phúc

Chủ nghĩa tiêu dùng đã kiểm soát xã hội nhiều đến nỗi chúng ta đã bắt đầu nhầm lẫn giữa dopamine với hạnh phúc.

Chúng ta coi việc "muốn" một cái gì đó giống như là một sự đảm bảo về hạnh phúc khi cuối cùng chúng ta cũng có được nó.

Ví dụ, nếu bạn muốn mua một chiếc xe mới, đa số mọi người sẽ phải chịu đựng rất nhiều khổ sở để đi làm hoặc vay nợ để thỏa mãn cái ham muốn đó và được hạnh phúc. Nhưng một khi bạn tự thưởng cho mình bằng chiếc xe đó thì trên thực tế bạn cũng chẳng hạnh phúc hơn là bao và cái chu kỳ đó lại lặp lại bằng một thứ khác.

Chúng ta ngộ nhận rằng có được những món đồ mà ta khao khát thì sẽ làm chúng ta hạnh phúc. “Lời hứa về phần thưởng” mạnh mẽ đến mức khiến chúng ta tiếp tục theo đuổi những thứ không khiến chúng ta hạnh phúc và tiêu thụ những thứ mang lại cho chúng ta nhiều đau khổ hơn là sự hài lòng; thật là mỉa mai!

Cơ chế sinh tồn tiến hóa này hoạt động rất hiệu quả đối với tổ tiên nguyên thủy của chúng ta, nhưng thật không may lại xâm nhập vào cuộc sống thời hiện đại của chúng ta.

Những cám dỗ của sự tiện lợi thời hiện đại bao gồm:

  • Mua sắm online
  • Đánh bạc
  • Chuyện chăn gối bất cứ lúc nào và ma túy 
  • Siêu thị 24 giờ
  • Thức ăn nhanh

Nó được thiết kế với sự kết hợp tối ưu giữa muối, đường, các chất béo có hại và những phụ gia hóa học để chiếm quyền điều khiển mạch phần thưởng trong bộ não của chúng ta.

Nhưng gượm đã nào, chắc chắn là con người chúng ta có một quyền thiêng liêng để theo đuổi và cảm nhận hạnh phúc đúng không?

Tất nhiên, chúng ta khát khao được trải nghiệm khoái lạc và thỏa mãn, điều đó góp phần vào hạnh phúc của chúng ta - nhưng chỉ khi chúng ta tiêu thụ ở mức vừa phải, điều độ và có lối sống ý nghĩa.

Đây là “chiến lược cây gậy và củ cà rốt” mà bộ não sử dụng để làm bạn ra khỏi giường vào buổi sáng. 

Tuy nhiên, khi bạn vượt quá “ngân sách khoái lạc” của bộ não thì cuộc tìm kiếm hạnh phúc sẽ thành phản tác dụng.

“Ngân sách khoái lạc” của não bộ có thể bị kiểm soát bởi lối sống của bạn, điều đó có nghĩa là bạn có thể hạnh phúc với những điều ít nhiều có ý nghĩa.

“Hạnh phúc với những điều ít ỏi? Điều này nghe chừng quá tốt để có thể trở thành sự thật!” tôi biết bạn đang nghĩ như vậy; vâng, nhưng đó là sự thật.

  1. Tôi đã rút được kinh nghiệm

Tôi mới chỉ học được điều này 2 năm về trước, ở tuổi 48, độ tuổi của sự chín muồi, khi tôi bắt đầu tìm tòi nghiên cứu để viết cuốn sách về chủ đề giảm béo. Không có ví dụ nào tốt hơn về mối quan hệ giữa “dopamine, lời hứa hẹn giả dối” về phần thưởng và hạnh phúc, hơn là với thức ăn.

Cuộc khủng hoảng béo phì có liên quan với mối quan hệ này, nguyên do bởi những cám dỗ và sự lựa chọn bất tận, không có giới hạn.

Điều này đã cho phép bản năng sinh tồn nguyên thủy của chúng ta phát triển thành mối quan hệ không lành mạnh với thực phẩm, ăn quá nhiều và ăn các loại “thực phẩm” khác mà không phải là thực phẩm bổ dưỡng.

Không may là “những thực phẩm” này, thứ mà con người không bao giờ có ý định tiêu thụ, đã chiếm quyền điều khiển mạch tưởng thưởng trong não bộ, làm hệ thống của chúng ta ngập tràn dopamine, mang lại cho ta cảm giác hưng phấn, sảng khoái.

Chúng ta cũng nhận được thứ cảm giác tưởng tự từ nhiều cám dỗ thời hiện đại, chẳng hạn như:

  • Đánh bạc
  •  Ma túy
  • Mua sắm
  • Rượu bia
  • Nghiện tình dục
  • Sưu tầm của cải vật chất.

Vấn đề duy nhất là cảm giác hưng phấn không kéo dài được bao lâu.

Tại sao? Bởi vì với mỗi sứ giả hóa học, ví dụ như dopamine, insulin, leptin, serotonin, đều có một thụ thể đang chờ để nhận tin nhắn hoặc mệnh lệnh. Theo thời gian các thụ thể trở nên kém đáp ứng và tăng khả năng chịu đựng. Vì vậy, bạn cần mức độ dopamine cao hơn trong não để đạt được hiệu quả tương tự.

Kết quả của điều này đó là “cơn phê” (khi sử dụng thứ gì đó thường xuyên hoặc số lượng lớn) không bao giờ giống với cơn phê của những lần đầu tiên khi bạn sử dụng nó, dẫn đến “lời hứa giả dối về phần thưởng”.

Nó không bao giờ đem đến cơn phê giống như ban đầu và vì vậy bạn liên tục tìm cách tăng mức tiêu thụ để trải nghiệm cảm giác hưng phấn lúc đầu đó.

Tự thưởng cho mình chiếc xe mới? Tôi cá là bạn đã tự hỏi bản thân nên mua chiếc xe hơi nào tiếp theo.

Chỉ cần hỏi những người nghiện rượu hoặc cocaine tội nghiệp, những người liên tục chạy theo “cơn phê”; họ ngày càng khó đạt được cảm giác hưng phấn khi dùng thuốc/rượu thường xuyên và quá mức bởi vì các thụ thể dopamine đã bị suy giảm hoặc trở nên kháng tín hiệu.

  1. Có chút hy vọng nào không?

Đừng lo; có hy vọng cho bạn đây. Thực tế, chúng ta có một khối não ở phía trước đầu (xem sơ đồ bên dưới) được gọi là vỏ não trước trán (màu xanh), đã phát triển theo thời gian để giúp chúng ta thích nghi với những thách thức của cuộc sống thời hiện đại.

Điều này bao gồm khả năng vận dụng sức mạnh ý chí khi chúng ta cần đưa ra các quyết định quan trọng sẽ bảo vệ chúng ta trước mối nguy hại hoặc giúp chúng ta tiếp tục đi trên con đường để đạt được các mục tiêu dài hạn của mình.

Chẳng hạn, cưỡng lại ham muốn ăn bánh socola để giảm béo và sống cuộc đời khỏe mạnh, hạnh phúc hơn.

Cái phần này của bạn nhận ra rằng miếng bánh đe dọa đến các mục tiêu dài hạn của bạn và vì vậy nó sẽ làm bất cứ điều gì có thể để đối phó với mối đe dọa này bằng cách giúp kiểm soát những cảm xúc và những thôi thúc mãnh liệt.

Đây là bản năng ý chí của bạn.

 Vấn đề là cuộc sống hiện đại; rượu, ma túy, stress, thiếu ngủ thực sự làm suy yếu phần nhạy cảm này của não đến mức nó giống như sự tổn thương nào thực sự.

“Tổn thương” chỉ kéo dài tạm thời nhưng nó làm suy yếu khả năng suy nghĩ hợp lý và đưa ra quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu dài hạn của bạn đủ lâu để giúp các nhà marketing moi được tiền trong ví bạn.

  1. Nghịch lý của phần thưởng - Sản xuất Dopamine 101

Chẳng có gì sai với ham muốn cho đến chừng nào chúng ta nhầm lẫn giữa ham muốn với hạnh phúc; một cuộc sống không có ham muốn có thể chẳng đòi hỏi nhiều khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân, nhưng đấy cũng không phải là một cuộc đời đáng sống.

“Lời hứa hẹn về phần thưởng” không đảm bảo mang lại hạnh phúc cho ta, nhưng không có “hứa hẹn về phần thưởng” thì đời ta sẽ bất hạnh; nghe theo “lời hứa về phần thưởng” và chúng ta đầu hàng trước cám dỗ. Nhưng không có “lời hứa về phần thưởng”, chúng ta sẽ chẳng có động lực sống, làm việc.

Với vấn đề nan giải nảy, quả thực không có câu trả lời đơn giản. 

Rõ ràng là chúng ta cần “lời hứa về phần thưởng” để giúp cho ta luôn hứng thú và dấn thân vào cuộc sống. Nếu chúng ta may mắn, hệ thống phần thưởng của chúng ta sẽ không ngừng phục vụ chúng ta theo cách này, nhưng hy vọng là chúng sẽ không quay sang chống lại ta.

Chúng ta sống trong một thế giới của công nghệ, quảng cáo khiến chúng ta lúc nào cũng ham muốn, thèm khát và hiếm khi nào thỏa mãn.

Nếu chúng ta có khả năng kiểm soát bản thân, thì ta cần tách biệt những phần thưởng đích thực mang lại ý nghĩa cho cuộc đời mình với những phần thưởng giả dối khiến chúng ta bị phân tâm và nghiện ngập.

  1. Học cách phân biệt 2 điều này có thể là điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm 

Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng hiểu được những gì đang diễn ra trong não bộ có thể khiến điều này dễ dàng hơn tí chút và chúng ta có thể tìm thấy sự sáng tỏ vừa đủ trong những khoảnh khắc của sự cám dỗ để không tin vào “lời nói dối trắng trợn” của bộ não. 

Ham muốn là chiến lược hành động của bộ não. Như chúng ta đã thấy, nó có thể vừa là mối đe dọa cho sự kiểm soát bản thân và cũng là nguồn sức mạnh ý chí.

Khi sự sản sinh dopamine chỉ cho ta đến với cám dỗ, chúng ta phải phân biệt được giữa ham muốn với hạnh phúc.

Cuối cùng, ham muốn không tốt cũng không xấu, điều quan trọng là khi ta để cho nó dẫn dắt mình, liệu chúng ta có đủ khôn ngoan để biết khi nào nên chạy theo.

  1. Làm sao để đánh bại hệ thống 

Dành cho những linh hồn đáng thương đang bị cuốn vào chủ nghĩa tiêu dùng đại chúng, đừng sợ hãi, bạn đã tìm được sự trợ giúp ở đây rồi.

Cách tốt nhất để đạt được mức độ hạnh phúc ổn định là cân bằng giữa lượng thụ thể dopamine và lượng dopamine.

Nghe có vẻ khó khăn nhưng điều này dễ dàng đạt được nhờ sự kết hợp của những thói quen và lối sống lành mạnh.

Chế độ ăn uống hợp lý

Hạn chế đường và ngũ cốc, ăn những chất béo có lợi, thịt, dầu cá và cá, nhiều rau xanh, quả mọng, đậu, quả hạch, giảm thiểu hoặc loại bỏ hẳn những thực phẩm rác đã qua chế biến, bao gồm những thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn.

Tập thể dục

Tập thể dục đúng cách bao gồm những bài tập cường độ cao như nâng tạ hoặc tham gia các môn thể thao, cũng như những bài tập thông thường như đi bộ nơi nhiều cây xanh, rất tốt cho việc cải thiện tâm trạng và sức mạnh ý chí.

Ngủ

Hãy đảm bảo bạn ngủ đủ giấc vào ban đêm. Nếu bạn liên tục đi ngủ muộn và dậy sớm, bạn sẽ trở nên khó chịu và rất nhạy cảm.

Tập trung vào những điều quan trọng

Theo đuổi tất cả các sở thích, các mối quan hệ ý nghĩa với bạn bè, gia đình và tâm linh. Điều này đảm bảo sự cân bằng giữa dopamine và các thụ thể dopamine cùng với những hocmon và các chất dẫn truyền thần kinh khác, đây là điều mà cơ thể bạn hướng tới.

Chính phủ nên dạy điều này ở trường học, nhưng tại sao họ không làm? Vì các chính phủ tư bản dựa vào chủ nghĩa tiêu dùng đại chúng để tăng trưởng kinh tế.

 

Nguồn:

https://www.matthewwoodward.co.uk/work/growth/dopamine/

menu
menu