Tại sao bạn không làm gì nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi?

tai-sao-ban-khong-lam-gi-nhung-van-cam-thay-met-moi

Hội chứng mệt mỏi mãn tính có điều kiện chẩn đoán y học rất nghiêm ngặt: Cảm giác mệt mỏi của người bệnh cần phải kéo dài ít nhất 6 tháng, đồng thời khả năng hoạt động bình thường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một buổi sáng thức giấc, bạn vừa mở mắt ra đã cảm thấy mệt lừ, cơ thể như không còn là của bạn, bạn chán nản trong khi mình chả làm gì để bị mệt cả. Một ngày mới bắt đầu và bạn lại bắt đầu mệt.

Không dễ gì mới có một ngày cuối tuần để bạn nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả nhưng rồi chả biết phải làm gì. Bạn lướt web, chơi game rồi lại xem phim, bạn đang thư giãn nhưng không hoàn toàn thư giãn.

Chúng ta thường rơi vào những khoảng thời gian giống như vậy. Rõ ràng bạn không làm gì cả, nhưng cơ thể và tâm hồn đều mệt, giống như một “người dây cót”, cố gắng vận hành, duy trì trật tự sinh hoạt thường ngày, nhưng thứ bạn nhận được lại là sự tích tụ và mất ngủ.

Alain Ehrenberg từng miêu tả trạng thái này là “Tâm hồn mệt mỏi, cháy rụi”. Vậy thì, chúng ta chìm trong cảm giác mệt mỏi không thể rũ bỏ, nghĩa là tâm hồn bị “cháy rụi” rồi sao? Nguyên do vì đâu khiến chúng ta không thể hưởng thụ cuộc sống nữa? Chúng ta cần làm gì để xua tan mệt nhọc, để có được sức sống và tự do?

  1. “Không làm gì nhưng ngày nào cũng thấy rất mệt”, là trạng thái như thế nào?

Có thể bạn từng nghe qua câu này “Hội chứng mệt mỏi mãn tính”. Theo số liệu nghiên cứu y học của Mỹ, tính đến năm 2015, ước tính có 836,000 đến 2,500,000 người Mỹ mắc dạng bệnh này. Theo dự tính có 84% đến 91% người vẫn chưa được chẩn đoán.

Hội chứng mệt mỏi mãn tính có điều kiện chẩn đoán y học rất nghiêm ngặt: Cảm giác mệt mỏi của người bệnh cần phải kéo dài ít nhất 6 tháng, đồng thời khả năng hoạt động bình thường chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Hầu hết chúng ta không chạm đến mức độ nghiêm trọng như vậy, nhưng cảm giác mệt mỏi vẫn cứ bám riết không tha.

Rõ ràng cả ngày chỉ ngồi chơi, chẳng làm gì cả, nhưng lại thường xuyên đau đầu, cơ bắp nhức mỏi, thậm chí tinh thần ủ dột, gặp trở ngại về trí nhớ; cho dù đang ở thời gian nghỉ ngơi, nằm trên giường, song vẫn cảm thấy uể oải mệt mỏi đeo bám như hình với bóng.

Đối với mỗi người khác nhau, cảm giác mệt mỏi bạn cảm thấy có thể phân chia thành hai loại khác nhau dưới đây.

  1. Loại mệt mỏi “trống rỗng”

Sự mệt mỏi của chúng ta thường xuất hiện khi não đang trống rỗng, lúc đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Mặc dù ở vào trạng thái trống rỗng chúng ta không suy nghĩ bất cứ thứ gì, nhưng cảm giác trống trải, vô lực và vô nghĩa lại cuốn sạch tâm hồn ta.

Chúng ta thấy tinh thần suy sụp, chán nản, nhưng không biết phải làm sao để xoá bỏ sự mệt mỏi. Loại mệt mỏi trống rỗng này thường được thể hiện ở hai kiểu.

  • Một kiểu là muốn làm gì đó ý nghĩa, thực hiện một vài mục đích, song không thể đạt được. Những thứ này thường rất cụ thể, ví dụ muốn mua nhà mua xe, nhưng nhận ra số dư tài khoản không đủ; bạn muốn thăng cấp được tăng lương hoặc là làm công việc khác, nhưng nhận ra mình chỉ được chọn làm việc kia; bạn muốn đạt được GPA cao hơn, nhận được những offer lí tưởng, nhưng nhận ra sức cạnh tranh của mình không đủ. Sau khi mong không được, bạn chỉ đành rơi vào hố sâu bất lực thăm thẳm.
  • Kiểu còn lại thì giống như mãnh liệt xong chợt vụt tắt, thường xuyên xuất hiện sau chuỗi ngày tất bật. Khi chúng ta hoàn thành xong nhiệm vụ, bỗng nhiên được thong thả nghỉ ngơi, nhưng lại bị cảm giác trống trải vô cùng lớn xâm chiếm, không biết nên làm gì vào khoảng thời gian rảnh rang thì mới có thể sử dụng thời gian một cách ý nghĩa, thực hiện ngơi nghỉ một cách có giá trị. Cho nên bạn chẳng suy nghĩ gì cả, giết thời gian bằng một số hoạt động mình không được cho phép.

Bất kể là bạn thuộc kiểu biểu hiện nào trong loại cảm giác mệt mỏi này thì đều là do chúng ta lựa chọn trống rỗng, nhưng cuối cùng phát hiện thì ra trống rỗng không thể hoá giải mệt mỏi.

  1. Loại mệt mỏi “tư duy lao nhanh”

Loại mệt mỏi tư duy lao nhanh là chỉ cơ thể chúng ta đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, nhưng não không hề trống rỗng mà lại ở trạng thái bị “dựng dậy” - sốt ruột không yên, đầu không ngừng quay mòng. Cho dù cả tay lẫn đầu không có việc gì để làm, nhưng dường như vẫn ở trạng thái sẵn sàng chuẩn bị giải quyết nhiệm vụ bất cứ lúc nào, đề phòng sự xuất hiện của vấn đề mới.

Não không ngừng xoay chuyển cũng sẽ dẫn đến hai kiểu hình thái mệt mỏi:

  • Một kiểu là suy nghĩ dồn dập, lúc nào cũng cảm thấy trong đầu có một trình tự đang xoay chuyển không ngừng, còn bạn thì lại không hiểu nó đang xoay chuyển chuyện gì, làm sao để dừng nó lại. Trước khi ở vào kiểu trạng thái này, bạn thường hoạt động não quá nhiều.
  • Kiểu thứ hai là bạn biết lý do tại sao não mình không ngừng hoạt động, nhưng vẫn không thể ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Đánh giá đến từ những người xung quanh làm ứ đọng não bạn, còn bạn thì lại thiếu sự nhận biết ổn định của riêng mình, cứ luôn ở vào trạng thái “nạp vào”, không thể giải quyết những thông tin phức tạp này dựa vào chính mình.

Mệt mỏi uể oải không dứt, có từ đâu?

Rất nhiều lần, mệt mỏi uể oải sẽ xuất hiện theo cách căng thẳng, dù lúc đó bạn không bận rộn, nhưng không thể thoát khỏi hoàn toàn trạng thái bận rộn trước đấy.

Giáo sư Jacobson (1976) chỉ ra, con người bị căng thẳng là do năng lượng bị tiêu hao quá mức. Ông so sánh việc sử dụng năng lượng với kinh doanh, nguồn vốn của một cửa tiệm là có hạn. Cho nên nếu giá thành nguyên liệu quá cao thì sẽ lâm vào căng thẳng nguồn tiền.

Vì thế dù ngoài mặt không hoạt động quá độ, nhưng cơ thể con người vẫn tồn tại rất nhiều căng thẳng, có thể dễ dàng nhận thấy sự tiêu hao năng lượng của chúng ta, ngoài công việc và học tập cần phải “dùng não”, thì những thông tin, môi trường vốn dĩ đơn thuần cũng bị trò chơi kích thích bùng nổ thay thế.

Lượng thông tin mạng ồ ạt thường ngày đã o ấp cuộc sống thường ngày của chúng ta như một con nhộng, chúng ta không ngừng tiếp nhận những thông tin nóng về dịch bệnh, hay vô vàn những chuyện khác. Cho dù bạn đang trong thời gian nghỉ ngơi, nhưng bộ não bạn lại không có lấy một giây yên bình. Rất nhiều người luôn hi vọng có được một phút giây thư giãn giữa những khuấy động, hối hả ngoài kia, song thực tế là năng lượng liên tục bị tiêu hao không ngừng trong tình trạng quá tải thông tin thời gian dài.

Trên một mức độ nào đó có thể nói rằng mệt mỏi uể oải là một dạng bệnh “thời hiện đại”. Tiêu hao năng lượng chỉ là biểu trưng khái niệm, đằng sau đó chính là sự thay đổi khác thường của xã hội hiện nay đối với con người.

Dường như chúng ta đã bị mệt mỏi uể oải trói buộc, rơi vào trạng thái không thể dừng lại một giây, bằng không sẽ bị nỗi sợ và áp lực bị bỏ lại kìm kẹp, dần dần mất đi mối liên kết giữa cơ thể và tâm hồn, cảm thấy mất đi hứng thú và bị nỗi buồn bao trùm trong nhịp sống hối hả, vội vã.

Trong “Những tư tưởng của Karl Marx về con người”, Erich Fromm đã phân sự biến đổi khác thường của xã hội hiện đại đến con người thành ba loại. Loại thứ nhất đến từ sự biến đổi khác thường trong sản xuất. Trong quá trình công nghiệp hoá quy mô lớn, chúng ta đã trở thành những cây ốc vít, dần dần rời xa tính chủ động và tính sáng tạo của riêng mình, mà chỉ đóng vai trò góp mặt cho đủ nhu cầu sản xuất.

Còn ở cấp độ tiêu dùng, bản thân tiêu dùng đã trở thành một dạng áp lực, giống như chỉ có không ngừng “sở hữu”, thì mới có thể đạt được sự bình lặng của tâm hồn, để từ đó cảm nhận sự tồn tại của bản thân. Vì thế mà hiện giờ, tiêu dùng đã thành một nhu cầu không thể tách rời của con người.

Mối quan hệ giữa người với người cũng khó mà thoát được trong thời kì đô thị hoá quốc tế quy mô lớn, chúng ta trở nên phiến diện hoá, chức năng hoá. Để có được sự tin tưởng và kết nối ta cần phải đổi lại bằng nỗ lực, vì thế mà chúng ta không có thời gian lẫn tinh thần để duy trì một mối quan hệ toàn tâm toàn ý.

Chúng ta xem mình như một công cụ, dấn thân vào guồng quay của hiệu suất cao, nhưng lại lạc lối trong nhịp sống của xã hội, mất đi kết nối với chính mình, trở thành một người bị chi phối bởi những quy tắc của công việc, của xã hội.

Chúng ta trông có vẻ tự do hơn, được tự đưa ra các lựa chọn, nhưng lại nhận ra mình chỉ đang sống trong những tiêu chuẩn của xã hội, dù tinh thần rệu rã cơ thể kiệt quệ cũng chẳng thể thực hiện được một mục tiêu bất kì được xã hội chấp nhận. Cuối cùng cơ thể và tâm hồn rời rạc, không thể cảm nhận được nhu cầu thật sự trong sâu thẳm tâm hồn mình, cũng không quan tâm đến những tín hiệu mệt mỏi mà cơ thể đang cảnh báo, bị nhấn chìm vào sự uể oải trong phạm vi lớn hơn nữa.

Trở lại với cuộc sống “tâm hồn cơ thể hoà hợp”

Theo Alain Ehrenberg, mệt mỏi là một kiểu trạng thái do con người hiện đại “bị chôn vùi trong tự do (overwhelmed by freedom)”. Song kiểu tự do này không phải là tự do đích thực. Chúng ta bị trói buộc, kỷ luật trong những tiêu chuẩn của xã hội, nhìn thì giống như có quyền tự do lựa chọn, nhưng thật ra chỉ đang ở trong một mục tiêu sống được xã hội chấp thuận, chúng ta ngày càng rã rời vì cuộc sống trong chính quá trình rượt đuổi mục tiêu.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa bản thân cuộc sống không hề có sức hút gì cả. Sự thật hoàn toàn trái ngược. Chính vì chúng ta gói gọn cuộc sống thành một tiêu chuẩn nào đó, càng lúc càng không thành thật với suy nghĩ của chính mình, nên chúng ta mới cảm thấy mệt mỏi và uể oải không dứt.

Vậy thì chúng ta phải làm gì mới thực sự thư giãn, trở về cuộc sống “cơ thể và tâm hồn hoà hợp làm một”?

  1. Xây dựng lại câu chuyện cuộc sống của bản thân  

Bülow (2013) cho rằng, đối với người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong cuộc sống mà nói, xây dựng câu chuyện cuộc sống của bản thân cực kỳ quan trọng, nghĩa là biến chúng ta trở thành nhân vật chính của cuộc đời, để viết nên câu chuyện dưới góc độ của người ngoài cuộc (ngôi thứ ba).

Mỗi một câu chuyện trong đời chúng ta đều được cấu thành bởi thời gian và địa điểm, hãy tiến hành miêu tả và phân tích sự mệt mỏi của ta trong dòng thời gian, bạn sẽ phát hiện, một số chuyện xảy ra là không thể tránh khỏi, tuy nhiên cũng có một số chuyện chỉ là một trong rất nhiều khả năng. Cho dù có là những chuyện không thể tránh khỏi nhưng nếu bạn đặt nó vào trục thời gian tương lai, thì sự hiện diện của nó rất nhỏ bé, chỉ như một hạt cát.

Khi bạn coi bản thân mình là người khác, xếp những vấn đề cuộc sống của mình trong dòng chảy thời gian, bạn sẽ phát hiện kỳ thực thời gian là một dạng tài nguyên dùng để mở rộng tầm nhìn của bản thân, câu chuyện có nhiều hướng rẽ thế nào đi nữa, thì đau khổ ở hiện tại chỉ chiếm một mẩu rất ngắn trong cuộc đời, còn bạn lại có khả năng ôm trọn cuộc đời sống thật hạnh phúc.

  1. Luyện tập chánh niệm để đạt được thái độ sống linh động

Trong vô vàn phương pháp ứng phó với mệt mỏi, chánh niệm (mindfulness) là một phương pháp được đề cập liên tục. Loại bỏ cảm giác mệt mỏi, đầu tiên cần phải trải nghiệm cuộc sống, sống cho thực tại, khi bạn có thể trải nghiệm những điều nhỏ bé trong cuộc sống, tâm hồn bạn sẽ dần dần được hồi sinh từ trong những thói đời nghiệt ngã.

Quan niệm của chánh niệm nằm ở đó, nó đề xướng chúng ta hãy đặt toàn bộ suy nghĩ và chú ý vào “ở đây, hiện tại” trong mỗi phút giây sống, để giảm bớt nỗi âu lo buồn rầu vì không thể buông bỏ quá khứ và sợ sệt tương lai.

Khi trải nghiệm trọn vẹn thực tại, chúng ta đang thư giãn, không phán xét, rũ bỏ cái nhìn vốn có đối với sự vật, thoát ra khỏi góc nhìn của “tôi” để đứng nhìn và trải nghiệm mọi thứ.

Khi đi trên đường, chúng ta có thể không mang theo quan điểm cá nhân để quan sát mọi sự vật xung quanh, hãy thử ngắm nhìn những đoá hoa nở rộ, dòng người dắt chó đi dạo một chút, cảm nhận thử mùi hương trong không khí vào chập choạng tối.

Khi bạn khai thác những cảm xúc nguyên bản của chính mình, bạn sẽ đạt được thái độ sống linh động – rũ bỏ mệt mỏi, muộn phiền. Thì ra hài lòng và hạnh phúc nằm ngay ở những trải nghiệm của bạn đối với cuộc sống hiện tại.

Lúc chúng ta tỉnh thức cuộc sống, chính là khi chúng ta đang lắng nghe tiếng nói trong nội tâm, cũng là quá trình nuôi dưỡng lại tâm hồn. Gột rửa các quy tắc trói buộc phức tạp cũ rích, thì mới có thể hé mở những niềm vui và trân quý trong cuộc sống hiện tại.

Và bạn cũng nên vứt bỏ tấm mành che khuất cuộc sống mình để đón nhận làn gió mới thổi vào cuộc sống.

 

Photo by Annie Spratt on Unsplash

Nguồn: Crystal - https://k.sina.cn/article_5355347548_13f341e5c02700ne33.html?from=mood 

https://www.ohay.tv/view/tai-sao-ban-khong-lam-gi-nhung-van-cam-thay-met-moi/6m0bXRmaXH

menu
menu