Tại sao người ái kỷ muốn bạn mặc cảm về bản thân

tai-sao-nguoi-ai-ky-muon-ban-mac-cam-ve-ban-than

Những người ái kỷ sẽ dễ dàng khiến bạn cảm thấy bản thân mình tồi tệ. Họ là người dễ dàng biến những nhận định tiêu cực thành những lời nói xúc phạm hay những hành động xúc phạm.

Chẳng có ai mà thích thú khi luôn phải nghe những lời lẽ xúc phạm, chọc ghẹo từ nhỏ cho đến lớn. Cho dù bạn có cố gắng cách mấy để làm lơ những lời xúc phạm, thì bạn vẫn bận tâm phần nào và bạn lo rằng không biết liệu những điều đó có phải là sự thật, là thật sự bạn có vấn đề, rằng bạn ngu ngốc, xấu xí, hay là một thằng đểu.

Bạn sẽ cho rằng những người xúc phạm bạn không cố tình làm bạn cảm thấy mặc cảm mà họ chỉ đang đùa vui, đang thể hiện tình cảm và thân thiện đến mức chọc bạn bằng gai được đặt sẵn. Sự xúc phạm có thể bắt nguồn từ lời từ chối vô ý, chẳng hạn như khi quản lý nhà hàng gửi cho bạn một cái email nói rằng bạn không được chọn vào làm việc trong khi bạn cảm thấy mình xứng đáng với ngụ ý ám chỉ bạn không đủ tiêu chuẩn lọt vào top A của họ để được đặt trước bàn vào giờ cao điểm.

Nhiều lời xúc phạm bạn để ngoài tai nhưng nhiều cái lại khắc sâu trong lòng đến chục năm. Bạn sẽ không bao giờ quên khi mà cha vợ đánh giá xấu về khả năng tài chính của bạn, trong khi đó vài năm sau bạn lại là người đóng góp tích cực vào tài chính cho gia đình.

Những lời lẽ xúc phạm nhiều khi chạm vào lòng tự ái gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Bạn có thể quyết định rằng bạn sẽ chứng tỏ cho cha vợ thấy ông đã sai khi mạnh dạn tuyên bố về thu nhập gần đây nhất của mình ở bất kỳ dịp nào có thể. Điều này khiến cho những người có thể đã quên đi lời xúc phạm ban đầu nghĩ rằng bạn khoe khoang và kiêu ngạo.

Nguồn: Martin Novak/Shutterstock

May mắn thay không phải ai cũng dành cả đời để nói những lời lẽ châm chọc khiến người khác bị tổn thương. Xu hướng đưa ra những lời nhận xét làm giảm giá trị người khác liên quan đến tính cách của người ái kỷ (narcissism). Chẳng hạn:

. Người có tính ái kỷ cao sẽ xu hướng cho rằng mình quan trọng hơn người khác và do đó xứng đáng được đối xử tốt hơn, một phẩm chất được gọi là những gì người ái kỷ đáng được hưởng.

. Những cá nhân này dành phần nhiều thời gian cho việc làm đẹp diện mạo bên ngoài và tin rằng bản thân là cái rốn vũ trụ, một dạng nghiêm trọng của việc đặt cái tôi làm trung tâm.

. Việc tin tưởng rằng mình giỏi hơn người khác là cái gốc làm nên người ái kỷ, và họ thường lợi dụng người khác.

. Họ thiếu đi sự đồng cảm, do đó họ không nhận ra rằng hậu quả mà những lời chỉ trích hay hành động của họ để lại cho người khác.

. Họ đưa ra những lời đánh giá về những người mà họ cho rằng thấp kém hơn mình, mà hầu như là tất cả mọi người.

Hiểu được bản chất của người ái kỷ sẽ dễ dàng để hiểu được tại sao họ lại đặc biệt thích đưa ra những nhận xét làm tổn thương người khác. Tuy nhiên, một số khác cho rằng người ái kỷ chỉ đang giấu đi sự yếu đuối và những thiếu sót của bản thân. Theo quan điểm này, người ái kỷ xúc phạm người khác để họ tự cảm thấy tốt đẹp hơn về bản thân mình. Họ có thể đưa ra những lời nhận xét làm giảm giá trị của người khác khi mà họ cảm thấy mình bị đe dọa ở phương diện nào đó, lo sợ rằng khuyết điểm của mình sẽ bị vạch trần.

Ông Sun Park của đại học Hàn Quốc và ông C. Randall Colvin, nhà tâm lý học đại học Northwestern nghiên cứu để trả lời cho những câu hỏi liệu rằng người ái kỷ dễ tiếp nhận những lời xúc phạm hơn người bình thường, và liệu rằng họ có cảm thấy bị đe dọa. Những người ái kỷ tự tạo dựng một bức tường tâm lý để ngăn cách những thông tin đe dọa ảnh hưởng đến quan niệm về bản thân của họ. Những bức tường tâm lý này bao gồm tạo ra rào chắn bảo vệ bằng cách hạ thấp bất kỳ ai mà họ nghĩ là giỏi hơn họ.

Những nghiên cứu cũ cho thấy người ái kỷ tỏ ra cáu gắt với người khác khi họ cảm thấy bị đe dọa chẳng hạn như khi bị xa lánh. Họ cũng không thích khi bị người khác chỉ trích. Theo như nghiên cứu của Park và Colvin, hai ông cho rằng người ái kỷ chỉ trích nguồn gốc của những nhận xét tiêu cực. Họ cho rằng người ái kỷ có xu hướng độc tôn, thích nghĩ rằng mình là người thành công và có quyền lực. Trong khi đó những người bình thường có lòng tự trọng cao nhưng không phải là người ái kỷ sẽ thích đặt ra những mục tiêu làm hài lòng người khác, hay theo xu hướng xã hội.

Nhiều người đánh giá bản thân mình tốt hơn người khác (hiệu ứng tốt hơn trung bình), nhưng nếu như giả thuyết của Park và Colnic là đúng, thì người ái kỷ sẽ làm như vậy bởi vì quyền lực và danh vọng, còn người bình thường mà có lòng tự trọng cao làm như vậy bởi vì họ là như thế.

Để kiểm chứng điều này, Park và Colnic tuyển các sinh viên đại học làm nhiều cuộc thử nghiệm, trong đó những sinh viên sẽ đánh giá các đối tượng (có thể là người lạ, bạn bè, hoặc là học sinh bình thường ở đại học). Những nhận định của các sinh viên này về các đối tượng được cho là làm giảm giá trị nếu như những nhận định này thấp hơn mức độ điều chỉnh tối ưu của một người (mức độ này được các giáo sư về sức khỏe tâm lý xác định). Qua nghiên cứu cho thấy những người có điểm số cao hơn ở thang đo ái kỷ sẽ đánh giá thấp các đối tượng. Ngược lại, những người có lòng tự trọng cao sẽ không làm giảm giá trị của đối tượng.

Điều này cho thấy rằng, người ái kỷ thích phỉ báng người khác, cho dù không hề có bất kỳ đe dọa trực tiếp nào đến quan điểm cho mình là quan trọng của họ. Đối với họ, xúc phạm người khác là một điều hiển nhiên.

Theo như kết luận của hai ông, người có lòng tự trọng cao thường xem trọng mọi người hơn là người ái kỷ thường đánh giá mọi người một cách tiêu cực. Sự khác biệt này nhằm nói rằng có hai xu hướng riêng biệt để thể hiện sự yêu thương bản thân. Xu hướng yêu thương bản thân gắn với lòng tự trọng cao thì không cần phải đánh giá người khác tiêu cực thì mới gọi là yêu thương bản thân. Còn xu hướng yêu thương bản thân của người ái kỷ thì ngược lại, cần phải nhìn thấy người khác có những điểm tệ hơn mình.

Những người ái kỷ đơn giản là nhìn mọi người bằng nửa con mắt, luôn cho rằng mình là người cao cơ hơn. Tuy nhiên bài viết này không thể xác định được là liệu họ có thật sự thấy mình giỏi hơn (vĩ đại hơn) hay là đang cố gắng bù đắp cho khuyết điểm của mình (dễ bị tổn thương).

Kết quả cuối cùng là gì? Những người ái kỷ sẽ dễ dàng khiến bạn cảm thấy bản thân mình tồi tệ. Họ là người dễ dàng biến những nhận định tiêu cực thành những lời nói xúc phạm hay những hành động xúc phạm. Biết rõ nguồn gốc của những cảm xúc tiêu cực là cách tốt nhất để phản kháng lại. Khi mà một người xúc phạm bạn, hãy nghĩ rằng đây là tấm gương phản chiếu của họ chứ không phải bạn. Và nếu như bạn thấy mình xúc phạm người khác mà không biết lý do tại sao, rất có thể là bạn đang có tính ái kỷ và do đó bạn nên biết cách để kiềm chế.

 

Tham khảo:

Park, S. W., & Colvin, C. R. (2015). Narcissism and other‐derogation in the absence of ego threat. Journal Of Personality, 83(3), 334-345. doi:10.1111/jopy.12107

Rekita dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201508/why-narcissists-need-you-feel-bad-about-yourself

menu
menu